Print Friendly, PDF & Email

Thập Tự Giá – Chỉ Án Tử Hình Là Có Giá Trị với Chúa

Chinese – EnglishFrench GermanJapaneseSpanishRomanianVietnamese

“Thật vậy chúng tôi có cảm tưởng như đã lãnh bản án tử hình, nên chúng tôi không cậy vào mình nữa, nhưng cậy hoàn toàn vào Ðức Chúa Trời, Ðấng làm cho người chết sống lại.” (2 Corinthians 1:9 BD2011)

Một sự kiện xảy ra trong những năm mẫu giáo của tôi đã có một tác động đến tôi. Đó là kết quả của một sự việc xảy đến tự nhiên, và tôi đã có một nhận thức rằng bằng cách nào đó tôi muốn được có mối quan hệ với Đức Chúa Trời, với thánh đồ của Ngài và các thiên sứ trên Thiên Đàng. Nhưng tôi cũng nhận ra rằng để đạt được điều đó, tôi cần phải chết. Để được bước vào Thiên Đàng tôi sẽ phải trả giá và từ bỏ tất cả những gì tôi yêu quý, gồm cha mẹ, thậm chí cả cuộc sống của tôi.

Tôi được cho biết rằng trong một số, nếu không phải tất cả, quân đội, người lính được đào tạo để chết. Tôi cũng nghe nhiều chuyên gia tư vấn nói rằng để thành công, người ta cần tiếp cận trở ngại hay thách thức với suy nghĩ này: “Tôi phải hành động nếu không nó sẽ giết chết tôi, và nó có thể làm điều đó.”

Đó Là nhiệm vụ trọng thể của Ngài để trả một cái giá tột bực.

Hơn hai ngàn năm trước, Chúa Jesus Christ đã đến thế gian cho một mục đích duy nhất. Đó không phải là để rao giảng. Đó không phải là để lập nên một tôn giáo. Đó không phải là để giúp đỡ người nghèo. Đó cũng không phải là để làm ví dụ về một tấm gương sống tốt. Ngài đến để làm theo ý muốn của Cha Ngài. Vậy ý muốn của Đức Chúa Cha là gì? Đó là Con Ngài phải hy sinh mạng sống mình cho tất cả mọi người. Chúa Jesus Christ đã đến thế gian để chết. Đó không phải là một vấn đề hoặc có thể xảy ra, hoặc có thể không. Mà Ngài không có sự lựa chọn nào khác. Đức Chúa Trời đã định trước điều này:

“Qua ngày sau, Giăng thấy Đức Chúa Jêsus đến cùng mình, thì nói rằng: Kìa, Chiên con của Đức Chúa Trời, là Đấng cất tội lỗi thế gian đi.” (Giăng 1:29 BTT)

“Theo kế hoạch đã vạch trước và theo sự biết trước của Ðức Chúa Trời, anh chị em đã nộp Ngài vào tay những kẻ không coi Luật Pháp ra gì để đóng đinh Ngài trên cây thập tự, và giết đi. Nhưng Ðức Chúa Trời đã làm cho Ngài sống lại, giải thoát Ngài khỏi những đau đớn của sự chết, vì sự chết không thể giữ Ngài lại.” (Công vụ 2:23-24 BD2011)

Dù Ngài đã chữa lành tất cả, cung cấp thực phẩm cho mọi người nghèo, thực hiện tất cả các phép lạ lớn lao có thể, và đời sống Ngài là ví dụ điển hình tuyệt vời nhất về cách sống, nhưng không hề chết, nếu không thì chúng ta sẽ không có hy vọng. Chỉ bằng sự chết của Ngài loài người mới có hy vọng được cứu chuộc và được phục hòa với Đức Chúa Trời. Món nợ của chúng ta với Thiên Chúa là quá lớn, và chúng ta không thể nào trả được dù chỉ một phân số nhỏ của nó. Chỉ có máu của Ngài là quý giá, đến nỗi Ngài có thể trả cho chúng ta một lần đủ cả.

Như lời tiên tri của Kinh Thánh nhiều thiên niên kỷ trước, Chúa Jesus đến thế gian do sự kêu gọi của Đức Chúa Cha, đó là công việc mà Ngài phải thực hiện trên đất, là nhiệm vụ trọng thể của Ngài để trả một cái giá tột bực. Ngài đến, và Ngài đã trả đầy đủ. Trên thập giá, Ngài đề cập đến sứ mệnh vĩ đại của Ngài và nói: “Xong rồi.”

Trong ba ngày, với quyền năng của Đức Chúa Trời Ngài đã sống lại từ cõi chết, theo lời tiên tri của Ngài khi còn ở với các môn đồ. Không gì có thể ngăn cản Ngài, không phải là người Do Thái, không phải là quân đội La Mã, không phải là quyền lực của Địa Ngục, và cũng không phải bởi chính sự chết, mà bởi sự sống lại của Ngài từ cõi chết:

“Ngài đã phế bỏ các quyền thống trị, các thế lực, dùng thập tự giá chiến thắng chúng, và bêu chúng ra giữa thiên hạ.” (Cô-lô-se 2:15 BTTHĐ)

Ngài đã vượt qua tất cả. Sau khi sống lại, Ngài có thể tuyên bố:

“Hết cả quyền phép ở trên trời và dưới đất đã giao cho Ta.” (Ma-thi-ơ 28:18 BTT)

Cái chết phải đến; nếu không có sự hy sinh, thì cũng không có sự đắc thắng.

Và sau khi trở về Thiên Đàng, Ngài tuyên bố:

“Đừng sợ, Ta là Đấng Đầu Tiên, và là Đấng Cuối Cùng, là Đấng Sống; Ta đã chết, hiện nay Ta sống đời đời, cầm chìa khóa của Sự chết và Âm phủ.” (Khải Huyền 1:17-18 BTTHĐ)

Đức Chúa Cha nói với Ngài:

“Hãy ngồi bên phải Ta cho đến khi Ta đặt các kẻ thù Con làm bệ chân cho Con.” (Thi Thiên 110:1 BTTHĐ)

Tất cả những ai thật sự từ bỏ chính mình, vác thập tự giá mình mà theo Chúa của sự sống lại và Đấng Cứu Thế cho đến cùng, thì đã phần nào được nếm trải quyền năng từ sự sống lại của Ngài. Họ đã học được bằng kinh nghiệm rằng sẽ không có chiến thắng nếu không có sự hy sinh. Cái chết phải đến; nếu không có cái chết thì cũng không có chiến thắng. Không có cách nào khác. Thật vậy, đời sống của một môn đồ Đấng Christ chân chính là một ví dụ điển hình về lẽ thật đó thông qua sự tồn tại của mình.

“Quả thật, quả thật, Ta nói với các ngươi, nếu hạt lúa mì kia không gieo xuống đất và chết đi, nó chỉ là một hạt; nhưng nếu chết đi, nó sẽ kết quả nhiều.” (Giăng 12:24 BD2011)

Chỉ những ai thật lòng yêu Chúa mới hy sinh đời sống mình cho Chúa. Ngài không trông mong cái gì thấp hơn điều đó.

“Ai yêu mạng sống mình sẽ mất nó; nhưng ai ghét mạng sống mình trong thế gian nầy sẽ giữ nó được cho sự sống đời đời. Nếu ai phục vụ Ta, người ấy phải theo Ta; Ta ở đâu, tôi tớ Ta cũng ở đó. Nếu ai phục vụ Ta, Cha Ta sẽ tôn quý người ấy.” (Giăng 12:25-26 BD2011)

Tuyên xưng đức tin trong Chúa cũng có nghĩa là phải chết.

Đầy tớ trung thành của Chúa, Phao-lô, đã lớn tiếng kêu gọi trách nhiệm của một tín đồ chân thật:

“Vậy, hỡi anh em, tôi lấy sự thương xót của Đức Chúa Trời khuyên anh em dâng thân thể mình làm của lễ sống và thánh, đẹp lòng Đức Chúa Trời, ấy là sự thờ phượng phải lẽ của anh em. Đừng làm theo đời nầy, nhưng hãy biến hóa bởi sự đổi mới của tâm thần mình, để thử cho biết ý muốn tốt lành, đẹp lòng và trọn vẹn của Đức Chúa Trời là thể nào.” (Rô-ma 12:1-2 BTT)

Vác thập tự giá mình không được xem là trường hợp ngoại lệ. Nó không phải là nhiệm vụ duy nhất của người phụng sự công việc Chúa, người truyền giảng lời Chúa, các sứ đồ hay người chăn bầy. Nó không phải là một sự lựa chọn của những người lấy danh Ngài mà tuyên xưng đức tin chỉ trên danh nghĩa (họ tự gọi mình là tín đồ Đấng Christ hay là những người Do thái thuộc linh). Thật vậy, khi một người tuyên xưng đức tin trong Đấng Christ có nghĩa là phải chết. Người tin Chúa là một người tiếp tục cuộc sống của Chúa Jesus Christ trên đất. Đời sống của Phao-lô là một ví dụ điển hình về một người tín đồ Đấng Christ chân thật. ồng nói:

“Nay tôi lấy làm vui vẻ về sự tôi đã chịu khổ sở vì anh em, tôi lại vì thân thể Đấng Christ, là Hội thánh, mà đem xác thịt mình chịu hết các điều còn lại trong sự thương khó của Ngài.” (Cô-lô-se 1:24 BTT)

Ngài đã đưa tôi đến gần với thập tự giá.

Chỉ có án tử hình mới xứng cho Đức Chúa Trời, và chiếm ưu thế với Ngài. Phao-lô đã nói với mọi tín hữu:

“Hãy có đồng một tâm tình như Đấng Christ đã có, Ngài vốn có hình [ảnh] Đức Chúa Trời, song chẳng coi sự bình đẳng mình với Đức Chúa Trời là sự nên nắm giữ; chính Ngài đã tự bỏ mình đi, lấy hình tôi tớ và trở nên giống như loài người; Ngài đã hiện ra như một người, tự hạ mình xuống, vâng phục cho đến chết, thậm chí chết trên cây thập tự.”(Phi-líp 2:5-8 BTT).

Khi tôi mới tin Chúa năm 1973, những câu Kinh Thánh tôi trích dẫn ở trên đã đến với tôi trong cùng một lúc, cùng với những câu khác tôi sắp đề cập đến. Tôi nhìn quanh và thấy tất cả mọi người đang chơi trò chơi ‘nhà thờ’, họ ngày càng lún sâu trong các hoạt động tôn giáo, mê mẫn trong các việc thiện lành từ tay mình và đắm mình trong các giáo lý (học thuyết) của con người, và họ thậm chí xem một công việc được trả lương trong đạo giáo của mình là điều tốt, là lý tưởng, là giúp ích cho Chúa và thật thú vị để làm. Đối với nhiều người, điều đó dường như là một điều bình thường trong xã hội như bất cứ điều gì khác.

Tôi tự hỏi rằng họ đã không nhìn thấy, nghe và cảm thấy có điều gì bất ổn ở đây mà mỗi khi nghĩ đến điều này tôi thường rơi nước mắt. Tôi biết tôi đã được Chúa kêu gọi để đến với cái chết, nhưng họ thì không biết. Tại sao họ không biết? Vì Đức Chúa Trời không xử lý họ. Ngài đối diện với tôi. Ngài đã đưa tôi đến gần với thập tự giá.

Nếu tôi là sở hữu của Chúa, tôi sẽ không thuộc về thế gian này, thậm chí tôi không là của chính bản thân tôi.

Đó là một kinh nghiệm buồn vui lẫn lộn kéo dài một thời gian. Nó cay đắng bởi vì điều đó có nghĩa là tôi phải chia tay với tất cả mọi người và mọi điều thân thuộc mà tôi yêu quý. Tôi biết tôi sẽ trở thành thù địch với thế gian, không phải là tôi sẽ là kẻ thù của họ, nhưng ngay cả những người gần gũi tôi nhất sẽ trở thành kẻ thù của tôi. Họ sẽ không hiểu. Chính Chúa đã cảnh báo tôi trước khi tôi bắt đầu, Ngài cũng đã nói về những điều này trong Kinh Thánh:

“Và người ta sẽ có kẻ thù nghịch, là người nhà mình.” (Ma-thi-ơ 10 :36 BTT)

Tôi biết rằng nếu tôi là sở hữu của Chúa, tôi sẽ không thuộc về thế gian này, thậm chí tôi không là của chính bản thân tôi.

“Tôi đã bị đóng đinh vào thập tự giá với Đấng Christ, mà tôi sống, không phải là tôi sống nữa, nhưng Đấng Christ sống trong tôi; nay tôi còn sống trong xác thịt, ấy là tôi sống trong đức tin của Con Đức Chúa Trời, là Đấng đã yêu tôi, và đã phó chính mình Ngài vì tôi.” (Ga-la-ti 2:20 BTT).

Thực sự hiếm hoi là trường hợp một người tuyên xưng là người tin Chúa Jesus và người ấy cũng biết rằng mình có án tử hình. Con người cũ với bản chất phạm tội của A-đam ban đầu phải ra đi, để nhường chỗ cho con người mới của A-đam cuối (Đấng Christ đắc thắng cõi chết). A-đam đầu tiên phải lùi bước để A-đam cuối có thể tiến lên. Không có sự thay thế, cũng như mặt trời không thể lựa chọn để mọc hoặc ở phía đông, phía bắc, hay phía nam.

Satan biết hắn có thể làm tất cả mọi thứ, ngoại trừ quyền năng làm cho hắn sống lại từ cõi chết.

Cỏ lùng là “tín hữu trên danh nghĩa”. Những người này bộc lộ tất cả các quyền và đức tính của những người tin, và họ là tín hữu, ít nhất là ở bề ngoài, nghề nghiệp, và niềm tin, nhưng họ không thực sự từ bỏ chính mình và vác thập tự giá mình mà theo Chúa. Chết là cái ngưỡng mà Satan, kẻ lừa dối, từ chối không chịu bước. Hắn có thể bắt chước về lời lẽ, diện mạo, giáo lý và thậm chí là tình yêu thương. Hắn có thể bắt chước về sự cống hiến và hy sinh, và hắn thật tuyệt vời và hùng hồn trong việc rao giảng phúc âm – hắn có thể học thuộc và ghi nhớ từng câu, từng chữ của Kinh Thánh, nếu cần thiết. Anh ta thậm chí còn có thể thực hiện các phép lạ, dấu hiệu, và nhiều sự việc nhiệm mầu .

Anh ta cũng có thể dâng cơ thể của mình cho sự hy sinh gọi là tử vì đạo, nhưng sẽ từ chối việc từ bỏ đi danh tính của mình như là những người vô danh, hoàn toàn phục vụ, cống hiến chỉ cho Chúa và vì Chúa. Hắn ta là kẻ giả vờ tinh vi, là Thiên sứ của Bóng Tối, hắn đứng đầu hội những kẻ nói dối. Chỉ có một thứ vạch trần được anh ta và làm anh ta chết ngay trong đường lối giả hình của mình – đó là thập tự giá. Thập tự giá phân chia chiên với dê. Thập tự giá là nơi tiếp giáp giữa miếng cao su và mặt đường. Satan biết hắn có thể làm tất cả mọi thứ, ngoại trừ quyền năng làm cho hắn sống lại từ cõi chết.

Trước hết là nỗi buồn và đau khổ, sau đó là bình an và niềm vui.

Cỏ lùng không có hạt giống và cũng không có trái tim. Cỏ lùng nông cạn, đầy ngôn từ của một kẻ sùng đạo, nhưng không sinh trái quả tốt, mặc dù ở những người này có thể có đầy các công việc thiện lành. Họ là những hạt giống của kẻ thù, những kẻ giả hình như là người tin Chúa chân thật, như những người anh em của Đấng Christ. Trong ngày cuối cùng, tức là ngày hôm nay, Ngài nói với họ:

“Ta không biết các ngươi đến từ đâu. Tất cả những kẻ làm điều bất chính kia, hãy lui ra khỏi Ta!” (Lu-ca 13:27 BTTHĐ)

Ai là dành cho sự sống? Hãy để người ấy dành cho cái chết trước tiên, bởi vì Thiên Chúa là Đấng quyết định về sự sinh cũng như sự chết, mọi sự khởi nguyên đều thuộc về tay Ngài. Trước hết là nỗi buồn và đau khổ, sau đó là bình an và niềm vui

“Phước cho các ngươi, những người bây giờ đang đói, vì các ngươi sẽ được no nê. Phước cho các ngươi, những người bây giờ đang khóc, vì các ngươi sẽ được vui cười.” (Lu-ca 6:21 BD2011)

Kẻ thù làm cho thế gian tin rằng sự sống đến trước.

“Nhưng khốn cho các ngươi, những người đang giàu có, vì các ngươi đã được phần an ủi của mình. Khốn cho các ngươi, những người bây giờ đang no đủ, vì các ngươi sẽ đói khát. Khốn cho các ngươi, những người bây giờ đang cười cợt, vì các ngươi sẽ than van và khóc lóc. Khốn cho các ngươi, khi mọi người khen ngợi các ngươi, vì tổ phụ của họ đã làm như vậy đối với các tiên tri giả.” (Lu-ca 6:24-26 BD2011).

Sợ Hãi – Sự Từ Chối Cái Chết

Kẻ sợ hãi không thể thắng thế.

Sợ hãi là gì? Sợ hãi là sự không sẵn sàng để mất, thất bại, đau khổ hoặc chết. Sợ hãi là một khuynh hướng ích kỷ. Đây là một rào cản nguy hiểm và xảo trá cho tất cả những ai lo sợ:

“Các quan chức còn nói thêm với dân chúng: Có ai cảm thấy sợ hãi và nao núng không? Hãy cho người ấy trở về nhà, nếu không người ấy có thể làm cho đồng đội nản lòng như chính người đó chăng.” (Phục Truyền 20:8 BTTHĐ)

Sợ hãi phủ nhận sự cai trị của Vương quốc Đức Chúa Trời trên loài người và trên tất cả muôn vật.

“Vậy bây giờ, hãy truyền lịnh nầy cho quân lính: ‘Ai sợ hãi run rẩy, hãy sớm rời khỏi núi Ga-la-át và trở về nhà đi!’ Vậy có hai mươi hai nghìn người trở về, còn mười nghìn người ở lại.” (Các quan xét 7:3 BTTHĐ).

Sợ hãi phủ nhận sự cai trị của Vương quốc Đức Chúa Trời trên loài người và trên tất cả muôn vật, bao gồm cả cái chết và địa ngục.

Chúa Jesus phán:

“Chẳng có sự yêu thương nào lớn hơn là vì bạn hữu mà phó sự sống mình.” (Giăng 15:13 BTT)

Điều đó có là một điều thiết yếu chỉ cho Ngài, hay là nó dành cho tất cả những người theo Ngài?

“Ðây là điều răn của Ta: các con hãy yêu thương nhau, như Ta đã yêu thương các con.” (Giăng 15:12 BTTHĐ).

Sứ đồ Giăng, là một trong nhiều người đã hy sinh và dâng trọn đời sống của mình cho Chúa, cho biết:

“Bởi điều nầy, tình yêu thương được trọn vẹn trong chúng ta, để chúng ta được vững tâm trong ngày phán xét, vì Ngài thể nào thì chúng ta cũng thể ấy trong thế gian nầy. 18 Không hề có sự sợ hãi trong tình yêu thương, nhưng tình yêu thương trọn vẹn thì loại bỏ sự sợ hãi. Vì sợ hãi có liên quan đến hình phạt, và ai sợ hãi thì không được trọn vẹn trong tình yêu thương.” (1 Giăng 4:17-18 BTTHĐ).

Một cái chết công chính là con đường đưa bạn đến với chiến thắng.

Làm sao khắc phục sợ hãi? Phao-lô nói thế này:

“Vì Đức Chúa Trời không ban cho chúng ta tinh thần nhút nhát, nhưng tinh thần mạnh mẽ, có tình yêu thương và tự chủ. Vậy, con chớ hổ thẹn khi làm chứng về Chúa chúng ta, cũng đừng hổ thẹn về ta, người tù của Ngài; nhưng hãy cậy năng quyền Đức Chúa Trời, cùng ta chịu khổ vì Tin Lành. Đức Chúa Trời đã cứu chúng ta, đã gọi chúng ta bằng sự kêu gọi thánh, không phải do việc làm của chúng ta, nhưng theo mục đích riêng của Ngài và ân điển mà Ngài ban cho chúng ta từ muôn đời trước trong Đấng Christ Jesus. Ân điển ấy bây giờ mới được thể hiện qua sự hiện đến của Đấng Christ Jesus, Cứu Chúa chúng ta, Đấng đã tiêu diệt sự chết, dùng Tin Lành làm sáng tỏ sự sống và sự bất diệt. Chính vì Tin Lành nầy mà ta đã được lập làm người truyền giảng, sứ đồ và giáo sư” (2 Ti-mô-thê 1:7-11 BTTHĐ)

Một cái chết công chính là con đường đưa bạn đến với chiến thắng. Cái chết đó bắt đầu từ thời điểm một người trở thành một tín hữu thật sự trong Chúa Jesus Christ, đi theo Ngài ra bên ngoài cổng trại, đó là nơi ở của các thánh đồ và thiên sứ, và cũng là nơi mà người ta sợ hãi và thấy không thể bước đi:

“Vì lý do đó, Đức Chúa Giê-xu đã chịu khổ ngoài cổng thành để lấy huyết mình thánh hóa dân chúng. Vậy nên chúng ta hãy đi với Ngài ra bên ngoài trại quân để đồng chịu sỉ nhục với Ngài.” (Hê-bơ-rơ 13:12-13 BTTHĐ)

Bất kỳ hình thức nào khác của các đạo giáo tuyên xưng đức tin trong danh Đấng Christ Jesus là giả. Chúa Jesus tuyên bố:

“Nếu ai đến với Ta mà không yêu Ta hơn cha, mẹ, vợ, con, anh em, chị em, và ngay cả mạng sống của chính mình thì không thể làm môn đồ Ta. Nếu ai không vác thập tự giá mình mà theo Ta thì không thể làm môn đồ Ta.” (Lu-ca 14:26-27 BD2011).

Đây là đức tin chân thật và là con đường duy nhất để những người tin có một đời sống đắc thắng trong Chúa. Đó là con đường thập tự giá.

Cụ thể việc vác thập tự giá mình là gì? Đó là đầu hàng những gì được xem là có giá trị lớn đối với đời sống một người, trong sự vâng phục Chúa. Trừ khi đó là chi phí mà không có sự bảo đảm lợi nhuận, ngoại trừ phép lạ, nó không phải là thập tự giá. Thập tự giá có nghĩa là chia tay với những gì là có giá trị đối với bạn, khi được chỉ dẫn bởi Đức Chúa Trời.

Thập tự giá là sự vâng phục trong đó người tuân theo phải trả giá, như khi Áp-ra-ham dâng cho Chúa con trai yêu quý Y-sác của mình bằng đức tin. Đó như là một sự thoát ra từ thế giới này, xâm nhập vào một bản chất khác, từng bước, ở đây một chút, kia một ít. Thập tự giá là sự vâng phục Đức Chúa Trời, và xem thế giới sắp đến có giá trị lớn hơn so với thế gian hiện tại.

Thập tự giá là đầu hàng cuộc sống dẫn đến sự sống đời đời. Đối với Đức Chúa Trời, chỉ thập tự giá, án tử hình, là có giá trị.

Victor Hafichuk

Bấm vào ĐÂY để xem các bài viết tiếng Việt.

Subscribe
Notify of
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

Provide your email if you would like to receive periodic correspondence from us.



0
You can leave a comment herex
()
x