Chinese – English – Spanish – Vietnamese
Giờ đã đến. Đó là thời điểm mà thánh đồ và các nhà tiên tri hằng trông đợi, là thời điểm mà Thiên Đàng, quả đất, các thiên sứ và Đức Chúa Trời chờ mong bấy lâu nay. Đó là mùa thu hoạch, là lúc Đức Chúa Trời thu thập (qui tụ) những người được tuyển chọn. Thời điểm đó không còn xa nữa mà là ngay bây giờ.
Chưa bao giờ như lúc này. Chúa chúng ta không chỉ nói đến thành Giê-ru-sa-lem trên đất (thuộc thể) khi Ngài phán:
“Hỡi Giê-ru-sa-lem, Giê-ru-sa-lem, ngươi giết các nhà tiên tri và ném đá những người được sai đến với ngươi! Đã bao lần Ta muốn tụ họp con cái ngươi như gà mẹ túc con mình lại, ấp ủ dưới cánh mà các ngươi không muốn!” (Ma-thi-ơ 23:37 TTHĐ)
Ngài còn nói đến những người được tuyển chọn, những người được chính Đức Chúa Trời kêu gọi và lựa chọn, bao gồm bạn, tôi và tất cả những ai là của Chúa.
Chúng ta tất cả đều phân rẽ nhau ở khắp bốn phương.
Chúng ta ai nấy đều đi theo đường lối riêng và đã đối nghịch Chúa Jesus Christ bằng cách này hoặc cách khác. Tất cả chúng ta đều chạy theo những tìm tòi và thú vui riêng, suy nghĩ theo lối suy nghĩ của loài người, làm những điều mà chúng ta cho là đúng trong mắt mình, và cứ ngỡ rằng chúng ta thờ phượng Chúa và làm theo ý muốn của Ngài. “Tất cả chúng ta đều như chiên đi lạc, mỗi người đi theo đường lối riêng của mình…”(Ê-sai 53:6 BDM2002).
Chúng ta tất cả đều phân rẽ nhau ở khắp bốn phương trong sự nổi loạn, và theo đường lối tôn giáo biệt lập của riêng mình; chúng ta cuối cùng đã trở nên giống như đứa con hoang đàng, quả thật chúng ta đã trở nên như vậy, lòng chúng ta đầy những ghen tỵ xấu xa. Giờ đây thời khắc ấy đã đến, là lúc các giác quan của chúng ta bị đánh thức, không phải bởi vì cuối cùng chúng ta đã nhận ra điều đó, hay bởi vì chúng ta đã nghiên cứu, đọc và học được, hay bởi vì chúng ta đã đạt được đức hạnh trong sự chịu đựng khổ đau và rèn được tính kiên nhẫn đến mức cao nhất, hay thậm chí bạn có thể nghĩ rằng bởi vì chúng ta đã đạt được điều gì chăng. Không, đơn giản là vì thời điểm hiện nay là Ngày của Chúa và là Ngày của công việc tay Ngài.
“Khi ấy, dấu hiệu của Con Người sẽ xuất hiện ở trên trời, mọi dân trên đất sẽ than khóc, và sẽ thấy Con Người lấy đại quyền đại vinh ngự trên mây trời mà đến. Ngài sẽ sai thiên sứ mình dùng tiếng kèn vang dội để tụ họp những người được chọn ở khắp bốn phương, từ cuối phương trời nầy đến tận phương trời kia.” (Ma-thi-ơ 24:30-31 TTHĐ).
Có ba Kỳ Lễ trọng thể của Đức Chúa Trời trong một năm – Lễ Vượt Qua, Lễ Ngũ Tuần, và Lễ Đền Tạm. Mỗi một Kỳ Lễ đại diện cho một thực tế của sự thay đổi thuộc linh [tâm linh]. Là những gì đang diễn ra ở nơi tấm lòng (heart) của những người hành hương thuộc linh trong Đấng Christ. Kỳ Lễ đầu tiên là Lễ Vượt Qua, đại diện cho sự chuyển đổi niềm tin hướng đến Chúa Jesus Christ bằng đức tin và sự ăn năn. Kỳ Lễ thứ hai là Lễ Ngũ Tuần, đại diện cho sự việc chúng ta được nhận Thánh Linh Thiên Chúa bởi đức tin. Đó là khởi đầu trong quyền thừa kế của chúng ta, là minh chứng cho sự việc Đức Chúa Trời trích ban cho chúng ta một phần Vương quốc của Ngài và chính mình Ngài. Kỳ Lễ này còn được gọi là Lễ Ngũ Tuần, Lễ Thu Hoạch, hay là Lễ Trái Đầu Mùa.
Bây giờ là lúc Đức Chúa Trời vui lòng ban thưởng Vương Quốc Ngài cho những người được chọn.
Ngày Lễ Trái Đầu Mùa sắp sửa qua đi, và đang dần đi đến sự kết thúc. Trong hơn hai ngàn năm qua, người ta đã và vẫn còn đang rao giảng rằng Thiên Chúa luôn cố gắng tìm kiếm để cứu tất cả mọi người. Xét theo tình hình thực tế, thì họ chẳng khác nào ám chỉ rằng Đức Chúa Trời đã làm một công việc thật đáng tiếc và không hiệu quả, bởi vì loài người trên tổng thể ngày càng suy đồi đạo đức và không thể sửa chữa đến nỗi họ từ chối để được cứu, và Đức Chúa Trời đã không thể cứu họ ra khỏi điều ác và thái độ xấu xa của họ. Sự thật là Thiên Chúa chỉ thu thập những trái quả đầu mùa cho Ngài, và Ngài đã làm một công việc hết sức toàn vẹn. Ngài có được mỗi một cá nhân trong số những người Ngài dự tính là thuộc về Ngài.
Ngài biết họ là ai, họ ở đâu, khi nào là lúc Ngài sẽ đem họ lại với nhau và bằng cách nào, giống như điều Ngài đã làm với Sau-lơ của xứ Tạt-sơ. Ngài thực sự đủ mạnh, đủ thông minh, và không kém phần chu đáo để thực hiện được điều đó. Chẳng phải đó là một điều tuyệt vời sao? Thật vậy, Ngài là một Đức Chúa Trời đáng được ngợi khen, tôn cao và vinh quang! Không gì có thể kháng cự được ý muốn của Ngài – không có một cái gì có thể! Có lẽ bạn nghĩ rằng bạn có một ý chí tự do, như là một nô lệ cho sự phạm tội chẳng hạn, nhưng ý chỉ của Ngài thậm chí còn tự do hơn. Đức Chúa Trời vẫn luôn thực hiện những điều làm đẹp lòng Ngài.
Giờ đây cũng là thời điểm của Lễ Đền Tạm. Bây giờ là lúc Đức Chúa Trời vui lòng ban thưởng Vương Quốc Ngài cho những người được chọn. Đó là ngày tụ họp những người được chọn của Thiên Chúa ở khắp bốn phương Trời (là một lĩnh vực thuộc linh mà ở trong trạng thái đó, hoặc nơi đó tất cả những người được sinh ra bởi Thánh Linh Chúa thuộc về).
Chúng ta phải trải qua nhiều hoạn nạn, như lời khẳng định của các thánh đồ, sau đó chúng ta mới có thể vào được Vương Quốc Ngài, mỗi người sẽ lần lượt theo thứ tự của riêng mình. “Hãy làm vững lòng các môn đồ, khích lệ họ giữ vững đức tin, và bảo rằng chúng ta phải trải qua nhiều nỗi gian lao mới vào được Vương Quốc Đức Chúa Trời.” (Công vụ CSĐ 14:22 TTHĐ).
Sự hiện diện của Ngài trong chúng ta tỏ bày ra cho thế gian vì lợi ích của thế gian, và vì vinh quang Ngài.
“Như trong A-đam, mọi người đều chết, cũng vậy, trong Đấng Christ mọi người đều sẽ sống lại. Nhưng mỗi người theo thứ tự riêng của mình: Đấng Christ là trái đầu mùa, rồi đến ngày Đấng Christ hiện ra [sự hiện diện; parousia], những người thuộc về Ngài sẽ sống lại.” (1 Cô-rinh-tô 15:22-23 TTHĐ).
Một từ điển định nghĩa “parousia” rất hay: là “sự hiện diện trong bất cứ cái gì thuộc về một ý tưởng mà nhờ đó nó được hình thành” – hay nói cách khác: “Đấng Christ ở trong bạn, là niềm hy vọng của vinh quang!” Chúng ta được hình thành trong hình ảnh của Ngài, và sự hiện diện của Ngài trong chúng ta tỏ bày ra cho thế gian vì lợi ích của thế gian, và vì vinh quang Ngài, mà trong vinh quang đó các người thánh của Chúa được dự phần trực tiếp.
Rô-ma 8:19-23 TTHĐ
“Vì muôn vật nhiệt thành, thiết tha trông mong sự hiện ra của con cái Đức Chúa Trời. Muôn vật đã bị lệ thuộc sự hư không, không phải tự ý, nhưng bởi Đấng muốn chúng lệ thuộc, với hi vọng rằng chính muôn vật rồi đây cũng sẽ được giải phóng khỏi thân phận nô lệ cho sự hư nát, để chung hưởng sự tự do trong vinh quang của con cái Đức Chúa Trời. Vì chúng ta biết rằng tất cả tạo vật đều than thở và quặn thắt cho đến ngày nay; không những muôn vật mà cả chúng ta là những người có Thánh Linh là trái đầu mùa, cũng than thở trong lòng đang khi mong đợi được làm con nuôi, là sự cứu chuộc thân thể chúng ta.”
Chúng ta đã dùng cách của xác thịt để cố gắng qui tụ những “người tin”, chúng ta đã đem họ lại với nhau bằng sự hiểu biết, ham muốn, tham vọng, và niềm vui thú của con người, kết quả là chúng ta đã gặt hái lấy đau khổ và hư không. Chúng ta cũng đã từng được qui tụ, tưởng rằng chúng ta được thu thập bởi Thiên Chúa, nhưng không phải vậy. Chúng ta bị thu thập bởi con người [công việc của tay con cái loài người]. Chúng ta đã bị lừa dối mà không biết, bị lạm dụng và bị tổn thương mà không hay. Khi dự phần vào việc đi thu thập “người tin” vì chúng ta đã từng bị thu thập bởi người khác, chúng ta ngày càng trở nên cay đắng và hoang tưởng.
Chúng ta cả thảy đều có các thần tượng hư không trong lòng và những động cơ ích kỷ và sai lạc.
Điều này không nhằm nêu lên nguyên cớ là vì Chúa đã không phán dạy chúng ta hoặc dùng chúng ta ở nơi này hay nơi khác, tôi cũng không có ý muốn nói là vì Ngài đã không ở cùng chúng ta, sửa dạy chúng ta, kỷ luật, tẩy rửa, dẫn dắt, và đào luyện chúng ta. Ngài vẫn luôn ở rất gần chúng ta đấy thôi, và đời sống chúng ta cũng đã từng bị phán xét bởi Ngài.
“Vì thời kỳ phán xét đã đến, bắt đầu từ nhà Đức Chúa Trời; và nếu bắt đầu từ chúng ta, thì sự cuối cùng của những kẻ không vâng phục Tin Lành Đức Chúa Trời sẽ thế nào? “ (1 Phi-e-rơ 4:17 TTHĐ)
Chúng ta đổ lỗi cho người khác, chúng ta đổ lỗi cho cả con người và hoàn cảnh, và vâng, chúng ta cũng đổ lỗi cho Đức Chúa Trời. “Thưa Chúa,” chúng ta phản biện, “chúng tôi đã cố gắng để phục vụ Ngài, để làm chứng về Ngài cho người khác, để chiến thắng linh hồn, để chữa lành và giải thoát họ, và đây là phần thưởng mà chúng tôi nhận được ư!” Nhưng mỗi chúng ta đều là “con người sa ngã đó,” như Na-than đã mạnh dạn tuyên bố với Đa-vít (2 Sa-mu-ên 12:7), cho dù bạn tham dự vào việc đi thu thập người ta hay bị thu thập. Chúng ta cả thảy đều có những động cơ sai lạc và ích kỷ, chúng ta có các thần tượng trong lòng mình, chúng ta muốn được khen ngợi, nâng niu, mang ơn, công nhận, chấp nhận, và để chạy trốn khỏi trách nhiệm chính đáng của chúng ta…và chúng ta đã dùng người khác làm mồi câu. Hành động đó có một cái giá của nó, và thường là một cái giá khá tốn kém.
Chỉ chúng ta mới đáng trách nhất ở đây mà thôi, nếu có một sự trách cứ nào. Nếu như chúng ta đã từng trách cứ chính mình, thì đó không phải là sự phán xét theo cách công chính. Nhưng sẽ không có điều gì xảy đến với chúng ta trừ khi chúng ta cần nó hay xứng đáng với nó.
Thiên Chúa trị vì trên muôn vật, cả kẻ lừa dối và người bị lừa dối đều thuộc về Ngài. Ngài tạo ra cả ánh sáng và bóng tối, thiện và ác (Ê-sai 45:7), và Thiên Chúa thực hiện tất cả mọi thứ theo sự khôn ngoan của ý muốn Ngài (Êphêsô 1:11). Bởi chỉ duy Ngài tất cả mọi vật được tạo nên (Cô-lô-se 1:17), không một con chim sẻ rơi xuống đất mà không bởi Cha (Ma-thi-ơ 10:29-31).
Hãy ngước đầu lên bởi vì giờ cứu chuộc của chúng ta đã đến.
Chính Thiên Chúa là Đấng đã sai binh đao, đói kém, dịch bệnh và thú dữ (Ê-xê-chi-ên 5:17; Giê-rê-mi 11:22; 14:12; 18:21, 24:10, 27:8, 29:17, 18; 44:13 , 27; Ê-xê-chi-ên 5:16, 17; 14:21), Ngài là Đấng thiết lập các nước và cũng chính Ngài phá tan chúng, Ngài lập nên nhà lãnh đạo, thậm chí Ngài tạo nên từ những điều cơ bản nhất của con người mà Ngài thấy phù hợp (Giê-rê-mi 51:1). Chính Thiên Chúa là Đấng cai trị tối cao khắp mọi nơi trong vũ trụ (Ê-sai 45:5-7), tất cả bạc và vàng là của Ngài và muông thú trên hàng ngàn ngọn đồi kia, và những ngọn đồi mà Ngài đã mặc lấy cho chúng một màu xanh ngắt của cỏ. (Thi Thiên 50:10; Ma-thi-ơ 6:30)
Chúng ta hãy thôi đổ lỗi cho người khác, cho hoàn cảnh của chúng ta, cho Thiên Chúa, và cũng đừng mãi mãi tự trách mình. Thay vì phải treo đầu của chúng ta trong tuyệt vọng và xấu hổ, nghiến răng nguyền rủa những người hàng xóm và giơ nắm đấm lên trời, đối nghịch với Đức Chúa Trời qua lời nói, thái độ, và suy nghĩ của mình. Hãy tha thứ nhau. Chúng ta hãy cùng ngước đầu lên bởi vì giờ cứu chuộc của chúng ta là thời điểm này, hỡi anh chị em thánh của Đấng Christ Jesus, là Người Anh Đầu Lòng của chúng ta, giờ cứu chuộc của chúng ta đã đến.
Xin lưu ý, tôi không nói rằng thời điểm đó sẽ “đến nhanh chóng”, giống như những gì rất nhiều người truyền giảng thường hay nói vì họ đang ở trong một đức tin giả đò (giả vờ). Không, thời điểm đó đã đến rồi, sự thu thập và tụ họp trong Chúa đang diễn ra; Chúa hiện đang ở cùng với chúng ta, ngay lúc này. Hãy để cho đôi mắt và đôi tai của bạn được mở ra; hãy để nỗi sợ hãi của bạn được xóa sạch và nước mắt của bạn được lau khô.
Đã đến lúc chúng ta cần phó đời sống mình vì anh em, và quên đi bản thân mình.
Đúng vậy, khi còn ở trong thế gian chúng ta còn có sự hoạn nạn (Giăng 16:33); Vâng, tất cả những ai sống đời sống tôn kính Đức Chúa Trời trong Chúa Jesus Christ đều bị bắt bớ (2 Timothy 3:12); Vâng, chúng ta phải vác thập tự giá mình và chịu đựng mất mát hầu như tất cả mọi thứ, thậm chí cuộc sống của chúng ta (Ma-thi-ơ 10:38-39); Vâng, chúng ta phải tranh đấu (Ê-phê-sô 6:13-18), Và vâng, chính những người thân trong ngôi nhà chúng ta là kẻ thù của chúng ta (Ma-thi-ơ 10:36). Nhưng [khi tìm thấy được] cái cổng để [có thể] bước vào Kỳ Lễ thứ ba và cũng là Kỳ Lễ cuối cùng, là một nơi chốn mà nhân loại đã tìm kiếm và khát khao biết bao thiên niên kỷ qua; Sự việc vào được Thiên Đàng thật có giá trị hơn rất nhiều so với cái giá mà chúng ta phải đánh đổi.
Đã đến lúc chúng ta cần phó đời sống mình vì anh em, và quên đi bản thân mình. Thời điểm đó là ngay bây giờ, và cũng là lúc chúng ta không sống cho chính mình nữa.
Mặc dù đã có nhiều sự thu thập bởi Chúa đối với những ai thuộc về Đấng Christ trong suốt chiều dài lịch sử loài người, đó vẫn chưa phải là sự thu thập mà tôi muốn nói đến. Trước tiên nó là một sự thu thập bên trong tâm linh một người, sự thu thập được thực hiện bởi chính Thiên Chúa. Con người không thể làm được sự thu thập này. Điều này có thể ví như sự hoài công của một người khi anh ta cố gắng hết sức để bắt cho được gió trong nắm tay mình. Đây mới chính là “sự cất lên” mà nhiều người truyền giảng thường hay nói đến và luôn tìm kiếm bấy lâu nay, mặc dù nó không giống như những gì họ tưởng tượng.
Tiếng nói của Chúa như tiếng kèn vang lên, “Hãy đến đây.” Đó là tiếng kèn chót.
Giai đoạn đầu của Kỳ Lễ Đền Tạm trọng thể cuối cùng là sự trải nghiệm Ngày Lễ Thổi Kèn, được tổ chức vào ngày đầu tiên của tháng thứ bảy. Có rất nhiều mục đích khi kèn ngân vang – gọi lên để tập họp, để cáo thị, để cảnh báo nguy hiểm, và còn kêu gọi đến chiến tranh. Tiếng kèn ở thời điểm hiện nay đang kêu gọi cho tất cả các động cơ này cùng một lúc.
Tiếng kèn vang lên lời tuyên bố tự do và sự hồi phục tuyệt đối.
“Ngày cuối cùng là ngày rất quan trọng của Kỳ Lễ, Đức Chúa Jêsus đứng dậy, và công bố rằng: “Nếu người nào khát, hãy đến với Ta mà uống. Người nào tin Ta, thì những sông nước sự sống sẽ tuôn tràn từ lòng mình, đúng như Kinh Thánh đã nói.” (Ngài nói điều nầy chỉ về Thánh Linh mà những người tin Ngài sẽ nhận được; bởi Thánh Linh chưa giáng xuống, vì Đức Chúa Jêsus chưa được tôn vinh.)” (Giăng 7:37-39 TTHĐ)
Tiếng kèn kêu gọi chúng ta đến và quy tụ trong Ngài, nó thông báo sự hiện diện của Chúa, nó vang lên sự cảnh báo và kêu gọi mọi người vào tư thế chuẩn bị, vì ngày phán xét thật khủng khiếp và có quy mô lớn nhất từ trước đến giờ, trước đây và sau này cũng không bao giờ có; và kèn còn kêu gọi chúng ta đến chiến tranh. Chúa là Người Lính chiến, chỉ huy quân đội Ngài cưỡi trên những con ngựa trắng tiêu diệt kẻ thù, làm cho kẻ không tin kính trở nên tâm phục khẩu phục, như Hê-nóc đã nói tiên tri, để cuối cùng chúng ta chiếm hữu đất và làm cho nó lại trở về thuộc Ngài.
Đó là âm thanh của lời tuyên bố tự do và sự hồi phục tuyệt đối, bởi vì phần thứ hai của Kỳ Lễ thứ ba và cuối cùng là Ngày Lễ Chuộc Tội khi tất cả tội lỗi đều sẽ bị bãi bỏ, đây là Ngày Lễ của năm hân hỉ – là ngày thứ mười của tháng thứ bảy.
Cho tới nay, đã có một phần những người thánh được thu thập cho Chúa. Khi chuyển đổi niềm tin, chúng ta bắt đầu bước vào sự sống mới, và cùng dự phần với những người cũng có kinh nghiệm giống chúng ta. Một phần những người tin này sau đó lại được Chúa thu thập lần nữa khi họ bước vào giai đoạn được nhận Thánh Linh Chúa. Đó là một nơi chốn [dimension] khác mà chúng ta sẽ được hội tụ cùng với các thánh đồ, là những người đã giữ vững đức tin mình, trung thành với Chúa cho đến cuối cùng và đã đến nơi trước chúng ta.
Trong Ngày Lễ thứ ba này, lời cầu nguyện của Chúa Jesus trên đất trong Giăng 17 được trả lời và ứng nghiệm.
Nhưng bây giờ cũng là thời điểm sự thu thập của các cuộc thu thập trong Chúa để kết thúc tất cả các cuộc thu thập bởi vì chúng ta nay được trở nên một với Chúa và một với nhau trong Ngài. Trong Ngày lớn cuối cùng này, chúng ta sẽ trở nên một tâm linh, một tấm lòng, một linh hồn, một ý chí, và một thịt; là xương của xương, máu của máu, tâm linh trong tâm linh, và là một trong Thân Thể Đấng Christ.
Trong Ngày Lễ thứ ba này, lời cầu nguyện của Chúa Jesus trên đất trong Giăng 17 được trả lời và ứng nghiệm: “Để tất cả đều trở nên một; như Cha ở trong Con, và Con trong Cha, và họ cũng ở trong Chúng Ta: để thế gian tin rằng Cha đã sai Con đến”
“Cho đến nay chưa có một ai có thể khẳng định rằng những người tin đã trải nghiệm sự hiệp một phước hạnh này? Ngay cả sự gần giống với sự thu thập này cũng chưa bao giờ xảy ra, thậm chí chỉ giữa hai người với nhau. Chẳng hạn khi Thánh Kinh nói rằng tâm hồn của Đa-vít và Giô-na-than đã gắn bó nhau (1 Sa-mu-ên 18:01), lưu ý rằng sau đó Đa-vít và Giô-na-than đã đôi người đôi ngã. Cuối cùng thì Đa-vít đã chiến thắng được ngai vàng của cha Giô-na-than, còn Giô-na-than thì bị thiệt mạng trên chiến trường cùng với cha mình (xin hãy đọc Sự Cam Kết).
Tính từ thời của A-đam và Ê-va, chưa bao giờ có được tôn ti trật tự thuần khiết trong quan hệ giữa người chồng và người vợ.
Ngay cả hội thánh đầu tiên, là hội thánh được ở trong sự vui mừng trọn vẹn, một tấm lòng và một linh hồn, cũng đã không được thu thập theo cách mà chúng ta được thu thập như hiện nay. Đó là một cuộc thu thập từng phần, như trường hợp của các tín hữu Cô-rinh-tô, Ga-la-ti, và bảy hội thánh ở Châu Á, mà họ chưa khắc phục được sự cám dỗ lúc bấy giờ. Chúng ta đọc Thánh Kinh và thấy có trọng tội và sự phân rẽ ở giữa họ.
Không có cặp vợ chồng nào, thậm chí vợ chồng có cùng đức tin trong Chúa có được kinh nghiệm về sự thu thập này. Tính từ thời của A-đam và Ê-va, chưa bao giờ có được tôn ti trật tự thuần khiết trong quan hệ giữa người chồng và người vợ. Người vợ luôn luôn cai trị. Chưa từng có một cuộc hôn nhân nào trên mặt đất này mà trong đó người chồng luôn là người đứng đầu trong gia đình và người vợ vâng phục chồng, và trong mối quan hệ đó mỗi người đều ở trong sự thánh thiện và lòng tin kính đích thực, như Kinh Thánh tuyên bố phải có.
Chúng ta hãy thẳng thắn và hãy dẹp bỏ sang một bên sự hoang tưởng, sự lừa dối chính mình, và sự áp đặt một thái độ sống thiếu trung thực của chúng ta. Như linh hồn đã cai trị tâm linh trong suốt lịch sử loài người, cũng vậy người phụ nữ đã cai trị trên người đàn ông bấy lâu nay. Đàn ông cũng đã cố gắng để có vị trí xứng đáng của họ như là cái đầu của gia đình, và phụ nữ cũng đã cố gắng để vâng phục người chồng của họ. Họ đã thử qua hình thức này. Họ đã cố gắng một cách chân thành và cũng đã chân thành thất bại. Căn nguyên là do bởi con người tội lỗi bên trong mỗi chúng ta, đó là A-đam đầu tiên, là kẻ phá hoại, một linh hồn bướng bỉnh luôn chống đối tâm linh chính mình.
Sự tụ họp trong Chúa là chiến thắng ở giai đoạn cuối; đó là sự đến và sự hiện diện của Chúa luôn luôn.
Tôi chưa từng biết đến một mối quan hệ hôn nhân nào mà người đàn ông thực sự nắm quyền trong gia đình – không hề có một hôn nhân nào. Tôi đã thấy sự cai trị của người phụ nữ, cho dù nó là công khai hay ở phía sau hậu trường, lớn tiếng hay lặng lẽ, mạnh dạn hay dịu dàng, có ý thức hay vô thức, rõ ràng hay ẩn ý. Ít nhất, chưa từng có sự hài hòa vẹn toàn nào cả. Đây là hậu quả, là quy luật, là lời nguyền rủa do sự sa ngã của loài người cho đến ngày nay.
Sự thu thập của Thiên Chúa xảy đến thông qua sự thanh tẩy khi tất cả mọi sự trên đời sống người tin đều bị đảo lộn (người tin được đặt riêng ra như là vật sinh tế vào ngày thứ mười của tháng thứ bảy), tâm linh phó sự sống mình vì lợi ích của linh hồn, linh hồn nhận lấy vị trí chính đáng của nó trong sự thuận phục tâm linh, và cuối cùng thì tâm linh hoàn toàn điều khiển linh hồn.
Đây là thời điểm các con trai Đức Chúa Trời xuất hiện trước mặt Ngài lần thứ ba, đó là chiến thắng ở giai đoạn cuối để được bước vào sự an nghỉ; đó là sự đến và sự hiện diện của Chúa luôn luôn.
Thế còn sự hiệp một và thuận hòa đầy trọn thì sao? Chúng ta chưa bao giờ gặp những người toàn hảo … nhưng chúng ta sẽ gặp vào thời điểm này.
Đó là về ngày lễ Jubilee (năm hân hỉ). Đó là về sự cứu chuộc con người tội lỗi, sự hồi phục của A-đam đầu tiên bởi sự phó mình làm sinh tế trong vâng phục và cam chịu của Đấng Christ ngự trị ở bên trong tâm linh những người tin. Đây là ngày mà Thiên Chúa là tất cả trong tất cả:
“Vì Đức Chúa Trời đã đặt “muôn vật qui phục dưới chân Đấng Christ.” Nhưng khi nói “muôn vật qui phục dưới chân Đấng Christ,” thì rõ ràng không bao gồm Đấng đặt muôn vật dưới chân Ngài. Khi muôn vật đã qui phục Ngài, thì bấy giờ chính Ngài là Con cũng qui phục Đấng đã làm cho muôn vật phục mình, để Đức Chúa Trời thực hiện mọi sự trong mọi người.” (1 Cô-rinh-tô 15:27-28 TTHĐ).
Thế còn sự hiệp một và thuận hòa đầy trọn thì sao? Chúng ta chưa bao giờ thật sự gặp những người toàn hảo … nhưng chúng ta sẽ gặp họ trong những ngày cuối cùng này. Chúng ta là những người khởi đầu một thời đại mới.
Tôi muốn nói lời “cảnh báo để chuẩn bị” của kèn hiệu ngay từ bây giờ. Việc thu thập chỉ xảy ra bởi sự phân rẽ. Đó là cách duy nhất của Chúa, là Đấng không suy nghĩ và hành động như chúng ta. “Ngài là Đấng phân rẽ chúng ta như thể gỗ bị chẻ nhỏ và Ngài ném chúng ta vào trong lửa” – đây là những lời Ngài đã ban cho tôi để mô tả công việc Ngài ở giữa chúng ta. Như trò chơi xếp hình Lego, Ngài kéo tất cả chúng ta tách bạch nhau và sau đó đưa chúng ta lại với nhau trong một mối quan hệ mới. Như chúng ta đã vác thập tự giá mình trong hai Kỳ Lễ đầu tiên, và chúng ta đã bước vào cách ngay thẳng, không như kẻ trộm cướp đột nhập bằng một con đường phi pháp, vì vậy chúng ta bước vào Kỳ Lễ thứ ba cũng bằng con đường thập tự giá. Như vậy sự thử thách đối với người tin trong mỗi một Kỳ Lễ đều như nhau.
Tất cả các kỳ Lễ đều long trọng như nhau và chúng ta chỉ có thể dự phần bằng cách vác thập tự giá mình. Nhưng trong Kỳ Lễ cuối cùng này, linh hồn sẽ vất vả khi trải qua sự kiêng [nhịn] ăn. Trong Kỳ Lễ này, vật sinh tế được gửi vào đồng vắng [nơi hoang dã]. Và chỉ trong kỳ lễ này, Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm vào được Nơi Chí Thánh, là giai đoạn thứ ba của Lễ Đền Tạm của Thiên Chúa. Tất cả những điều này xảy ra trong kỳ Lễ thứ hai, Lễ Chuộc Tội, là phần trọng tâm của Lễ Đền Tạm, là ngày trọng thể nhất của năm.
Bây giờ là mức giá cao nhất mà bạn phải trả, và kẻ cầm quyền của thế gian này không ngừng thử thách bạn vì đây là giai đoạn cuối.
Thật không dễ dàng chút nào khi bước vào Kỳ Lễ Vượt Qua, bạn phải tránh xa tội lỗi, các thần tượng hư không của mình, các giáo lý và suy luận tôn giáo trước đây; bạn cũng phải tránh xa gia đình và bạn bè mình, từ bỏ những ham muốn thuộc xác thịt của mình, và cả việc kết bạn với thế gian. Bạn phải từ bỏ chính mình và vâng phục Chúa Jesus Christ là Chúa của đời sống mình.
Thật cũng không dễ dàng chút nào khi phải tránh xa các anh chị em bạn, các hội mới của bạn, những giáo lý và tư tưởng mới khi bạn chuẩn bị nhận Thánh Linh Chúa trong Kỳ Lễ thứ hai, Lễ Ngũ Tuần. Lúc này dường như lãnh thổ của bạn bất ngờ bị tước đoạt, như thể bạn bị thu hẹp vào một thung lũng, nhưng trong tâm linh bạn biết mình đã trèo lên một ngọn núi cao hơn. Trong xác thịt, điều đó thật là đau đớn, nhưng trong tâm linh lại là sự phấn khởi.
Nhưng bạn phải lựa chọn, bạn phải từ bỏ, bạn phải chịu đựng, bạn phải trả giá. Bây giờ một lần nữa bạn phải trả giá, chỉ vào thời điểm này cái giá phải trả đang ở trên một nấc thang mới và đòi hỏi tất cả mọi thứ của bạn. Bây giờ là mức giá cao nhất mà bạn phải trả, và kẻ cầm quyền của thế gian này không ngừng thử thách bạn vì đây là giai đoạn cuối quyết định thắng thua. Bây giờ là lúc con người tội lỗi trong bạn phải bị tiêu diệt, đó chính là thủ phạm đã gây nên nhiều rắc rối trong suốt đời sống thuộc linh của bạn, và “hắn” sẽ không bao giờ có thể gây rắc rối cho bạn một lần nào nữa. Bây giờ là ngày của chiến thắng, ngày của vương miện và ngai trị vì, là ngày mà bạn vượt qua được mọi thử thách gian nan.
Giai đoạn cuối cùng này không phải là các vấn đề như chỉ cần tránh xa tội lỗi, làm nhiều việc tin kính, cho tặng, yêu thương người xung quanh mà chúng ta đều biết; cũng không phải là vấn đề sống tốt, làm việc thiện, ngay thẳng về mặt đạo đức, và có đời sống thánh thiện. Không, thời điểm này là lúc những người tin phó sự sống mình, một lần cho tất cả.
Bạn sẽ được an nghỉ và vui mừng trọn vẹn trong Chúa, khi bạn nhận thức được rằng Ngài là Tất Cả trên tất cả.
Đó là sự đầu hàng tuyệt đối và cuối cùng về ý chí riêng của mình, là hiện thực của lời cầu nguyện “Xin ý Cha, chứ không phải ý của con, được nên”
Đức Chúa Trời sẽ sắp xếp các tình huống, các chi tiết cụ thể cho sự vâng lời; Ngài sẽ làm tất cả, và khi Ngài hoàn tất, bạn sẽ được nghỉ ngơi và vui mừng trọn vẹn trong Chúa, khi bạn nhận thức được rằng Ngài là Tất Cả trên tất cả, rằng Ngài đã sắp đặt tất cả mọi sự cho đến giờ phút cuối cùng này đây. Ngài đã sắp đặt mỗi một chi tiết nhỏ trong cuộc hành hương thuộc linh của bạn. Bạn sẽ biết Ngài là Đấng luôn luôn có quyền năng tối cao, Ngài đã, đang và sẽ luôn luôn trị vì trên tất cả. Và bạn sẽ được chuẩn bị để công bố tất cả điều này bằng sức mạnh, sự đoan chắc, và niềm vui.
Tôi đã có một khải tượng về Thiên Đàng. Mỗi người ở trên đó đều đã đóng đinh cái tôi của mình vào thập giá, và họ luôn sống cho người khác, tất cả họ đều như vậy. Thật là đẹp! Một niềm vui, sự đầy trọn, bình an, tình yêu thương, an nghỉ, lòng biết ơn, và vinh quang chỉ có ở Thiên Đàng! Ở đó sự hiệp một và hài hòa của dân Chúa thật là toàn hảo trong Ngài. Tôi đã nhìn thấy được những điều này qua phong thái của họ.
Bạn có biết điều này cũng tồn tại trên đất? Cô Dâu đã ngự xuống và hiện đang ở trong thế gian.
Nếu chúng ta cho đi tất cả mọi thứ, chúng ta sẽ được nhận lại tất cả – vượt xa mắt nhìn thấy, hay trí tưởng tượng của chúng ta. Nếu như ai đó trong chúng ta làm theo ý đồ riêng của mình, thì toàn bộ thân thể sẽ bị bệnh. Người không ăn năn phải bị trục xuất – “một chút men đủ làm dậy cả đống bột” (1 Cô-rinh-tô 5:6). Chúng ta đã tìm mọi cách để nhận lấy, để được người khác phục vụ, tôn trọng, danh dự, và được trang bị mọi thứ… để đạt được vinh quang của mình. Thật là chán ngắt và nguy hại!
Chúng ta hãy phó đời sống mình để phục sự Chúa và dân Ngài.
Vinh quang của sự viên mãn trong Chúa đã được tỏ bày ra cho tất cả chúng ta, nhưng chúng ta đã từ chối nó, và để nó vuột khỏi tầm tay, bởi vì chúng ta chủ yếu là tìm lợi lộc của riêng mình. Trong khi không ngừng nghỉ tìm kiếm Thiên Đàng cho chính mình, chúng ta đã có được Địa Ngục thay vào đó.
Tôi đã cảm thấy một sự chuẩn bị, một sự đến của một cái gì đó ẩn bên trong, là lòng trắc ẩn, lòng khao khát để đi thu thập những người bị tổn thương, bị hư mất, những người sống trong điều kiện thiếu thốn, người vô gia cư, bệnh tật, trần truồng, đói, khát, cô đơn, bối rối và sợ hãi để đưa họ vào một gia đình thực sự quan tâm đến họ, và các thành viên trong gia đình này thật lòng chăm sóc và an ủi lẫn nhau. Những người mà Chúa kéo đến gần Ngài sẽ ở trong tình trạng muốn kiếm tìm nơi trú ẩn và an nghỉ đó. Họ là những người mà chúng ta cần mở rộng vòng tay mà không hề vụ lợi cá nhân trong bất kỳ hoàn cảnh nào.
Khi cho tặng, chúng ta sẽ nhận lại được nhiều hơn những gì lòng chúng ta mong muốn. Đó là tình yêu thương. Tôi không nói rằng chúng ta làm điều này (yêu thương) ở khắp mọi nơi, với tất cả mọi người, lúc nào cũng vậy, mà không có sự suy xét chính chắn, và hoàn toàn dựa trên văn tự Luật Pháp; nhưng chúng ta cần hành động ở dưới sự dẫn dắt bởi Đức Chúa Trời và do Ngài ban cho. Như Thánh Kinh tuyên bố, “Nếu ai không muốn làm việc, thì cũng đừng ăn” (2 Tê-sa-lô-ni-ca 3:10). Những gì tôi muốn nhấn mạnh là chúng ta hãy làm cho cuộc sống của chúng ta luôn ở trong tư thế sẵn sàng phục vụ, không cho chính bản thân chúng ta, nhưng để phục vụ Chúa và dân của Ngài là những người mà Ngài hiện đang tập hợp trong thời điểm này. Điều này không phải để nói về sự cần thiết để lập nên một bộ luật hay những nguyên tắc hành động, nhưng nó là một động lực đến từ bên trong, mà chỉ một mình Thiên Chúa mới có thể ban cho những người mà Ngài thấu hiểu họ hơn ai hết.
Hãy để cho người ta đến tìm kiếm Đức Chúa Trời cách chân thật mà không có điều kiện kèm theo.
Đầu gối không còn tự gọi mình là cơ thể, nhưng phụng sự cho cơ thể. Đây là tình yêu thương đích thực.
Có những người luôn luôn muốn tìm kiếm một “thánh đường”, một nơi để họ thuộc về. Những người này không nhất thiết là những người mà Đức Chúa Trời sẽ kéo đến với Ngài. Phần nhiều trong số này là những kẻ bất mãn, kiêu ngạo, cay đắng, và nổi loạn, họ là những người muốn xác định với một nhóm người, một tổ chức – họ tìm kiếm cơ hội để trục lợi, chứ không phải để phục vụ người khác, họ luôn trông mong bổng lộc cá nhân và hạn chế việc cho đi cái gì thuộc về mình trừ khi điều đó sẽ mang lại cho họ phần thưởng hay lợi nhuận lớn hơn nào đó.
Hãy để kẻ nổi loạn sống một mình, để cho kẻ tham lam làm mà không có, để cho kẻ biếng nhác không ăn, để cho kẻ tự hào thống trị lĩnh vực trống rỗng của mình, để cho kẻ giao thiệp rộng trong xã hội phân lập với dân của Đức Chúa Trời. Như có lời chép, “Kẻ nào bất chính cứ làm điều bất chính, kẻ nào ô uế vẫn cứ ô uế, còn người công chính cứ làm điều công chính, người thánh thiện cứ sống thánh thiện!” (Khải Huyền 22:11 TTHĐ).
Hãy để cho người ta đến tìm kiếm Đức Chúa Trời cách chân thật mà không có điều kiện kèm theo, hoặc có mục đích nào khác ngoài việc họ chỉ muốn làm theo ý của Ngài, dù có trái với mong muốn của mình. Hãy để họ được trở về nhà sau một thời gian quá lâu ở trên đất như những con người không thích hợp cho thế gian này và cho Ba-by-lôn.
Ngày của Chúa là ngày tuyệt vời cho người công chính nhưng khủng khiếp cho kẻ ác.
Hãy để họ trở về để được phục hồi và để họ xây dựng lại những nơi hoang phế xưa kia, không theo cách không có lợi của con người, nhưng bằng sức mạnh vĩ đại của Thiên Chúa, là Đấng tập hợp các chiên lạc vào bầy của chúng, và Ngài cung cấp cho họ tất cả những điều tốt đẹp. Rồi sẽ có chỉ một bầy và Một Đấng Chăn Chiên.
Thời khắc đó đã đến rồi. Hãy cẩn thận và đề phòng. Ngày của Chúa là một ngày tuyệt vời và đồng thời cũng là ngày khủng khiếp; tuyệt vời cho người công chính nhưng khủng khiếp cho kẻ ác; tuyệt vời cho những ai thật tâm phục vụ Đấng Christ và khủng khiếp đối với những kẻ vụ lợi; tuyệt vời cho Con Thiên Chúa và khủng khiếp cho con người của tội lỗi.
Đó là Ngày Phán Xét và Thu Hoạch, nhưng nó cũng là Ngày của Lời Hứa và Sự Hòa Giải, là ngày mà các tác giả Thánh Kinh, các thánh đồ, và các nhà tiên tri đã lường trước. Đó là ngày mà chúng ta và muôn vật thọ tạo khắc khoải chờ mong.
Trong ngày này, không có đau khổ nào hơn, nhưng điều đó thật xứng đáng với giá trị của nó. Ngày này sẽ không như bạn mong đợi; nó sẽ tồi tệ hơn, và nó cũng sẽ tốt hơn. Và điều đó không thành vấn đề. Giờ đã đến.
Chẳng lẽ đây chưa phải là thời điểm để bạn được bước vào sự nghỉ ngơi của Thiên Đàng và làm những việc ích lợi cho Chúa và cho người khác ư?
Phải chăng bạn không chán ngán sự tranh đấu? Phải chăng bạn không mệt mỏi với cuộc sống ví như của một con chó, không ngừng chiến đấu với những con chó khác chỉ vì những đồ ăn bỏ đi? Phải chăng bạn không mệt mỏi với việc lao động, xung đột và kháng cự? Phải chăng bạn không mệt mỏi với các trò chơi khăm và sự đoán mò, việc chạy trốn và ẩn nấp khỏi Đức Chúa Trời, khỏi những người khác, và khỏi chính bản thân mình? Tại sao phải sống cho sự chết trong khi bạn có thể chết cho sự sống?
Bạn có chắc sẽ giành chiến thắng hay đạt được lợi ích theo cách của bạn? Bạn đã có bao giờ thực sự làm được điều đó chưa? Hãy đối mặt với chính mình và hãy trung thực. Chẳng lẽ đây chưa phải là thời điểm để bạn được bước vào sự nghỉ ngơi của Thiên Đàng và làm việc ích lợi cho Chúa và cho người khác ư? Chẳng lẽ đây chưa phải là thời điểm để bạn trao cái ách khó khăn và cái gánh nặng nề của bạn cho Ngài sao? Hãy tìm biết rằng ách của Ngài thật dễ chịu và gánh của Ngài là nhẹ nhàng.
Điều đó hoàn toàn không liên quan đến “người của Đức Chúa Trời,” giáo lý, kiến thức, sự giao hảo [thông công], Thiên Đàng và Địa Ngục đầy dẫy “ngoài kia”, nhưng là về mối quan hệ giữa Thiên Chúa và bạn và những gì ở đây [ở trên đất]. Thiên Đàng không bắt đầu sau khi cuộc sống của bạn ở đây chấm dứt, nhưng Thiên Đàng hiện diện ở đây và tiếp tục sau đó. “Xin ý Cha được nên ở dưới đất cũng như trên Trời.”
Nếu chúng ta thừa nhận sự thật, chúng ta sẽ thú nhận rằng tất cả mọi sự bắt đầu ở nơi chúng ta, mà không phải từ người hàng xóm của chúng ta. Mỗi một người khi mới bắt đầu chuyển đổi niềm tin đều phải là chính mình. Đó là lúc chúng ta không còn là hai quốc gia xung đột nhau ở bên trong, như trường hợp cặp song sinh của Rê-bê-ca (Sáng thế ký 25:21-26), nhưng là một con người mới, như lời các nhà tiên tri đã tuyên bố rằng chúng ta sẽ trở thành. Đó là thời điểm mà sự tranh đấu dữ dội của mỗi chúng ta thật sự chấm dứt.
“Lạy Giê-hô-va Đức Chúa Trời chúng con, xin hãy cứu chúng con, nhóm họp chúng con từ giữa các nước…”
“Vì Ngài là sự bình an của chúng ta, Ngài đã kết hợp cả hai nhóm thành một, phá đổ bức tường ngăn cách vốn gây thù địch. Qua thân xác mình, Ngài đã hủy bỏ luật pháp với các điều răn và qui tắc, để từ hai nhóm, Ngài tạo dựng thành một nhân loại mới trong chính Ngài, như vậy sự bình an được thực hiện, và qua thập tự giá, Ngài hòa giải cả hai cho Đức Chúa Trời trong một thân thể; bằng cách đó, sự thù địch bị tiêu diệt.” (Ê-phê-sô 2:14-16 TTHĐ)
“Lạy Giê-hô-va Đức Chúa Trời chúng con, xin hãy cứu chúng con,
nhóm họp chúng con từ giữa các nước,
Để chúng con cảm tạ danh thánh của Chúa
và được vinh hạnh ca ngợi Ngài.
Đáng ca ngợi Giê-hô-va Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên,
từ trước vô cùng cho đến đời đời!
Nguyện tất cả con dân Chúa đều nói: ‘A-men!’
Ha-lê-lu-gia!” (Thi Thiên 106:47-48 TTHĐ)
“Dân sót lại của Y-sơ-ra-ên sẽ không làm điều ác, không nói điều gian dối,
Không có miệng lưỡi phỉnh gạt. Thật chúng sẽ như chiên được ăn cỏ thỏa thuê và nằm ngủ bình an, không ai làm cho chúng sợ hãi.
Hỡi Si-ôn, thành phố đáng thương, hãy ca hát! Hỡi dân Y-sơ-ra-ên, hãy reo mừng! Hỡi Giê-ru-sa-lem, thành phố đáng thương, hãy hết lòng mừng vui hớn hở!
CHÚA sẽ cất án phạt khỏi ngươi, Ngài sẽ dẹp bỏ kẻ thù ngươi.
CHÚA là Vua của Y-sơ-ra-ên, ngự giữa ngươi,
Ngươi không cần phải sợ tai ương nữa.
Ngày ấy, người ta sẽ nói với Giê-ru-sa-lem:
’Hỡi Si-ôn, đừng sợ!
Đừng ngã lòng!
CHÚA là Đức Chúa Trời ngươi, ngự giữa ngươi,
Ngài có quyền giải cứu.
Ngài sẽ vui mừng khôn xiết vì ngươi,
Ngài ban cho ngươi sự sống mới vì Ngài yêu ngươi
Ngài sẽ vui mừng ca hát vì ngươi,
như người ta vui mừng trong ngày lễ.’
CHÚA phán:
’Ta sẽ cất bỏ tai ách khỏi con,
để con khỏi phải chịu nhục nhã nữa.
Này, lúc bấy giờ, Ta sẽ phạt mọi kẻ bức hiếp con.
Ta sẽ cứu chữa những kẻ yếu đau què quặt,
Ta sẽ tập họp những kẻ lưu đày tản mát,
Ta sẽ biến sự xấu hổ của con thành tiếng tăm lừng lẫy,
và mọi người khắp đất sẽ ca ngợi con.
Lúc ấy, khi Ta tập họp các con lại,
Ta sẽ đem các con về.
Thật, Ta sẽ cho các con tiếng tăm lừng lẫy,
và mọi dân khắp đất sẽ ca ngợi các con.
Ta sẽ phục hồi vận mạng các con,
Và chính mắt các con sẽ xem thấy.’
CHÚA phán vậy.” (Sô-phô-ni 3:13-20 BDM2002)
“…và các dân tộc vâng phục Người.”
Nếu tôi đã nói sự sống với bạn, nếu những điều tôi nói làm chứng với tâm linh bạn bởi Chúa, thì sau đó bạn sẽ không do dự mà tra tìm Thánh Kinh , không chỉ những câu đoạn Thánh Kinh mà tôi đã trình bày, nhưng cả những câu khác nữa. Thật vậy, tất cả lời Thánh Kinh sẽ làm chứng cho những gì tôi nói, nếu tôi nói bởi Chúa. Tôi hy vọng rằng bạn sẽ nhận được một sự hiểu biết về những gì các đoạn Thánh Kinh dưới đây nói đến, và bạn sẽ thấy rằng, cho đến ngày nay những câu Thánh Kinh này chưa bao giờ được ứng nghiệm ở bất cứ nơi đâu, vào bất cứ lúc nào:
Phục Truyền 30; Thi Thiên 50:1-6; Thi Thiên 126, 147; Ê-sai 43:1-44:11; Ê-sai 54 and 56:1-8; Giê-rê-mi 23:1-8; 31:1-14; 32:36-44; Ê-xê-chi-ên 11:16-21; 20:33-44; 34:11-31; 37:21-28
“Cây trượng sẽ không rời khỏi Giu-đa;
Gậy chỉ huy cũng không ra khỏi hai chân nó,
cho đến khi Đấng Si-lô đến ,
Và các dân tộc vâng phục Người.” (Sáng Thế Ký 49:10 BDM2002).
“Để đến thời viên mãn, qui tụ muôn vật lại trong Đấng Christ, cả những vật trên trời và dưới đất. Cũng trong Ngài, chúng ta được chọn làm người thừa hưởng cơ nghiệp được định sẵn theo kế hoạch của Đức Chúa Trời, Đấng hoàn thành mọi sự theo mục đích Ngài muốn, để chúng ta, những người đầu tiên đặt hi vọng trong Đấng Christ, ca ngợi vinh quang của Ngài.” (Ê-phê-sô 1:10-12 TTHĐ).
“Thánh Linh và Cô Dâu cùng nói: ‘Hãy đến!’ Người nào nghe cũng hãy nói: ‘Hãy đến!’ Ai khát, hãy đến! Người nào muốn, hãy đến nhận nước sự sống miễn phí.” (Khải Huyền 22:17 TTHĐ).
Thời điểm này có phải là thời khắc của bạn chăng? Ai có tai, hãy nghe lời Thánh Linh Chúa phán.
Victor Hafichuk