Print Friendly, PDF & Email

Sự Đau Khổ Của Các Thánh Đồ

EnglishSpanish Vietnamese

Phần 1

Chúng tôi nhận được phản ứng này về bài viết của chúng tôi về Joseph Prince:

Tôi đã đọc bài viết của ông về Joseph Prince. Để ông hiểu đúng về tôi, tôi xin giới thiệu tôi là một người có niềm tin trong Đấng Christ tương đối mới, tôi vừa thoát ra khỏi Giáo hội Công giáo La Mã thời gian gần đây, và tôi hiện đang rất hòa điệu với Thánh Linh. Tôi đã được Thánh Linh dẫn dắt tôi trong việc giải thích Lời Chúa.

Đức Chúa Trời là một Đức Chúa Trời tốt lành. Ngài không muốn dân sự Ngài phải chịu đau khổ. Tôi đã nghiên cứu Kinh Thánh và bài giảng của các nhà truyền giảng trong một thời gian rất dài. Một điều tôi đã học được là – hiểu biết thuộc thể rất khác với sự hiểu biết thuộc linh. Có nhiều lần, tôi đã xem thường lời giải thích đặc biệt về Lời Chúa, nhưng Thánh Linh đã bảo tôi cần xem xét lại, và Ngài đã mặc khải cho tôi rất nhiều điều.

Mọi điều Joseph Prince dạy là tất cả tín đồ Đấng Christ cần phải tìm đến Đức Chúa Trời cho tất cả mọi thứ trong mọi tình huống trong cuộc sống của mình. Chỉ vậy thôi. ồng ấy thậm chí còn nói trong một bài giảng của mình rằng ông chỉ là một sứ giả, nhưng không phải là Đức Chúa Trời, và rằng mọi người cần phải tương giao nhiều hơn với Đức Chúa Trời. Vậy làm thế nào mà ông ấy có thể là một kẻ chống Chúa?
Hơn nữa, làm thế nào khác để ồng Ấy có thu nhập nếu không nhận tiền từ công việc ông đang làm cho Đức Chúa Trời? ồng sẽ hạnh phúc hơn chăng nếu ông ấy là một người ăn xin? Và tên của ông ấy là Prince [hoàng tử] bởi vì Đức Chúa Trời đã nói rằng khi là tín đồ, chúng ta sẽ thuộc về một gia đình các thầy tế lễ Thánh. Phải chăng ông muốn làm cho ông ấy mâu thuẫn với Đức Chúa Trời bằng cách gọi mình là một người nghèo khổ đi ăn xin?

Tôi không thực sự quan tâm những gì ông nói đến, bởi vì người tin thật trong Chúa Jesus không dễ bị ảnh hưởng bởi đánh giá như vậy, nhưng ông hãy xem xét mình. Đức Chúa Trời khuyên dạy chúng ta không nên đánh giá dựa vào những lý do nào đó. Dựa vào sự phán xét bởi con người của ông, và rõ ràng là không có sự nghiên cứu đầy đủ, ông đã đánh giá ông ấy là gian ác. Nhưng nếu ông ấy thực sự đúng thì sao? Đức Chúa Trời sẽ cảm thấy như thế nào? Tôi cân nhắc cách tôi đối xử, và cách tôi nói chuyện với các tín đồ, liệu tôi có đi tin giáo lý của họ hay không tùy thuộc vào 2 lý do.

1) Sự giảng dạy của họ có thể là đúng đắn với quan điểm của Chúa, trong trường hợp này tôi sẽ tham khảo ý kiến của Đức Chúa Trời về điều đó.
2) Nếu nhỡ những điều họ giảng dạy là đúng, thì tôi chẳng khác nào đang đánh đòn thân thể của Đức Chúa Trời / Đấng Christ.

3) Nếu như sai trật, vậy thì không phải là lỗi của họ, vì Kinh Thánh dạy rằng tất cả loài người đều dễ vướng vào điều ác khi không có Đức Chúa Trời
4) Dù sao thì mọi tín đồ chân thật đều sẽ được kéo đến với Đức Chúa Trời, trừ khi Đức Chúa Trời quá yếu đuối đến nỗi Ngài không thể kêu gọi những người Ngài yêu thương, mà Ngài thì không phải như vậy.

Tôi cầu nguyện Thánh Linh dẫn dắt để ngăn chặn ông đừng làm những gì mà ông đang làm trước khi nó là quá muộn cho chính ông. Xin Đức Chúa Trời ban phước và ở với ông.

Victor và Paul trả lời:

"Vì cơn giận của Ngài chỉ trong chốc lát, còn ân huệ của Ngài hằng có trọn đời. Sự khóc lóc đến trọ ban đêm, nhưng buổi sáng liền có sự vui mừng.” (Thi Thiên 30:5 RVV11)

Xin chào Jennifer,

Cảm ơn Chúa, Ngài đã giải cứu cô khỏi Giáo Hội Công Giáo La Mã, đó là một bước tiến lớn để đi đến con đường chân chính! Nếu Cô đã đọc lời chứng (my testimony) của tôi / hoặc cuốn Tự Truyện (Theo-autobiography) của tôi, cô sẽ nhận thấy Chúa đã giải thoát tôi ra khỏi tổ chức đó vào năm 1973 và ra khỏi nanh vuốt thuộc linh bí ẩn và mạnh mẽ của Giáo Hội Công Giáo. Vào năm 1977, tôi nghĩ rằng tôi đã hoàn toàn thông suốt với Nhà Thờ Công Giáo. Nhưng thật bất ngờ! cô có thể sẽ không hoàn toàn dứt bỏ con người cũ Công giáo như cô thiết nghĩ. Hãy đọc bài viết tại liên kết này và những gì có liên quan:

A Strange Occurrence Leading To… Deliverance ồ Wow!

Ở trong sâu thẳm, cô có khả năng vẫn còn là người Công giáo, trừ khi cô đã trải qua kinh nghiệm được giải thoát như tôi.

Vâng, Đức Chúa Trời là một Đức Chúa Trời tốt lành. Chúng tôi đã nói khác đi chăng? Có một tín đồ Đấng Christ nào nói khác không? Cô cũng nói, "Ngài không muốn dân Ngài chịu đau khổ."

Cô sẽ nói đúng nếu cô nói rằng Đức Chúa Trời không muốn dân Ngài phải chịu đau khổ vì hành vi sai trái:

"Đừng có ai trong anh em chịu khổ như kẻ giết người, kẻ trộm cắp, kẻ phạm pháp, hoặc kẻ ưa xen vào chuyện người khác." (1 Phi-e-rơ 4:15 RVV11)

Tuy nhiên, Cô sẽ sai lầm nếu Cô cứ dứt khoát tin rằng Ngài không muốn dân Ngài phải chịu khổ. Điều đó cho thấy Cô đã từng được dạy dỗ cách sai lạc bởi các giáo sư giả, luôn đề cao sứ điệp thịnh vượng mà Cô đã chống chế cho họ bằng một sự sùng mộ sai trật. Đây là những gì Kinh Thánh tuyên bố về sự đau khổ của các thánh đồ:

"Nhưng Chúa phán: ‘Hãy đi, vì Ta đã chọn người nầy làm một công cụ cho Ta để đem danh Ta đến cho các dân ngoại, các vua, và con dân Y-sơ-ra-ên; Ta lại sẽ cho người ấy biết phải chịu khổ vì danh Ta đến mực nào.’" (Công vụ 9:15-16 RVV11)

Đó là lời chép về sứ đồ Phao-lô, người đã viết lời tâm sự dưới đây những năm về sau:

2 Cô-rinh-tô 1:5-7 RVV11
5/ Vì như sự đau đớn của Đấng Christ tràn đầy trong chúng tôi thể nào, thì nhờ Đấng Christ mà sự an ủi của chúng tôi cũng tràn đầy thể ấy.
6/ Nếu chúng tôi chịu hoạn nạn, ấy là để anh em được an ủi và được cứu rỗi; hoặc nếu chúng tôi được an ủi, ấy là để anh em được an ủi, là sự an ủi mà anh em kinh nghiệm được khi nhẫn nhục chịu đựng những đau đớn mà chúng tôi đã chịu.
7/ Niềm hi vọng của chúng tôi nơi anh em thật vững chắc, vì biết rằng khi anh em dự phần trong sự đau đớn thì cũng sẽ được dự phần trong sự an ủi.

"Dể tôi được biết Ngài, quyền năng phục sinh của Ngài, được chia sẻ sự thương khó của Ngài, và trở nên giống như Ngài trong sự chết của Ngài." (Phi-líp 3:10 RVV11)

"Hiện nay tôi vui mừng trong sự gian khổ vì anh em, và cũng vì thân thể Ngài là Hội Thánh, mà đem thân xác mình hoàn tất phần còn lại trong sự thương khó của Đấng Christ." (Cô-lô-se 1:24 RVV11)

Còn đây là lời chứng của sứ đồ khác:

1 Phi-e-rơ 4:12-14 RVV11
12/ Thưa anh em yêu dấu, khi lửa thử thách đến để thử nghiệm anh em thì đừng ngạc nhiên như mình gặp một việc khác thường.
13/ Nhưng anh em dự phần trong sự thương khó của Đấng Christ bao nhiêu thì hãy vui mừng bấy nhiêu; để khi vinh quang của Ngài được bày tỏ, anh em cũng được vui mừng, hoan hỉ.
14/ Nếu anh em bị sỉ nhục vì danh Đấng Christ thì anh em có phước, vì Thánh Linh vinh quang của Đức Chúa Trời ngự trên anh em.

Và lời của một người nữa:

"Thưa anh em, hãy noi gương chịu khổ và kiên nhẫn của các nhà tiên tri, là những người đã nhân danh Chúa mà nói. Nầy, chúng ta gọi những người kiên định là có phước. Anh em đã nghe nói về sự kiên định của Gióp, và thấy được mục đích của Chúa; vì Chúa đầy lòng xót thương và nhân từ" (Gia-cơ 5:10-11 RVV11)

Vì vậy, phải chăng một Đức Chúa Trời tốt lành muốn dân sự Ngài phải chịu đau khổ? Đây là những gì Ngài nói về những người được Ngài chọn:

Hê-bơ-rơ 12:5-8 RVV11
5/ Anh em đã quên lời khuyên dành cho anh em như khuyên con, rằng: ‘Hỡi con ta, chớ xem thường sự sửa phạt của Chúa, Và khi Chúa khiển trách, chớ ngã lòng.
6/ Vì Chúa sửa phạt người Ngài yêu thương, những ai được nhận làm con thì Ngài cho roi cho vọt’
7/ Anh em chịu sửa phạt, ấy là Đức Chúa Trời đối đãi anh em như con; vì có người con nào mà cha không sửa phạt?
8/ Nhưng nếu anh em không chịu sửa phạt như mọi người con đều phải chịu, thì anh em là con ngoại tình, chứ không phải con thật.

Việc đánh đòn và trừng phạt có gây ra đau khổ không? Tất nhiên là có. Có một con trai hay con gái nào của Đức Chúa Trời được miễn trừ không? Không, Ngài trừng phạt mọi con cái mà Ngài đón nhận. Ai là những người từ chối hoặc không tin vào việc các tín đồ sẽ chịu đau khổ, cô Jennifer ? Hãy xét câu 8 một lần nữa.

Cô không nghĩ rằng Nô-ê và gia đình ông đã chịu khổ sao? Chẳng phải là Đức Chúa Trời đã không cứu họ bằng cách khác sao?

Chẳng Phải Chúa muốn Gia-cốp bị đau khổ sao? Gia-cốp đã chịu đựng đớn đau bằng nhiều cách. Bởi đau khổ của mình mà tên của ông đã được đổi thành Y-sơ-ra-ên, và sau đó được đặt làm tên quốc gia.

Và đâu là nơi Y-sơ-ra-ên đã được thành lập như là một quốc gia, chẳng phải là trong cái lò sắt của sự phiền não sao?

"Đức Giê-hô-va phán với Áp-ram: ‘Con phải biết chắc rằng dòng dõi con sẽ làm kiều dân nơi đất khách, phải phục dịch cho dân bản xứ, và bị chúng áp bức trong bốn trăm năm. Nhưng Ta sẽ phán xét dân tộc đã bắt dòng dõi con phục dịch, và sau đó họ sẽ ra khỏi đất đó với rất nhiều của cải’." (Sáng thế ký 15:13-14 RVV11)

"Nầy, Ta luyện ngươi nhưng không phải như luyện bạc; Ta đã thử nghiệm ngươi trong lò hoạn nạn." (Ê-sai 48:10 RVV11)

"Còn anh em, Đức Giê-hô-va đã chọn và đem anh em ra khỏi lò luyện sắt kia, tức là Ai Cập, để anh em trở nên một dân riêng của Ngài, sản nghiệp của Ngài, như anh em đang có ngày nay." (Phục Truyền 04:20 RVV11)

Chúa là Đấng đã chỉ đạo Gia-cốp đi xuống Ai Cập và thậm chí còn nói cho ông biết rõ mục đích:

“Một đêm kia, Đức Chúa Trời phán với Y-sơ-ra-ên qua khải tượng. Ngài gọi: ‘Gia-cốp, Gia-cốp!’ Y-sơ-ra-ên thưa: ‘Có con đây.’ Đức Chúa Trời phán: ‘Ta là Đức Chúa Trời, Đức Chúa Trời của thân phụ con. Đừng sợ khi xuống Ai Cập, vì tại đó Ta sẽ làm cho con trở nên một dân lớn. Chính Ta sẽ xuống Ai Cập với con, và cũng chính Ta sẽ dẫn con trở về. Bàn tay Giô-sép sẽ vuốt mắt cho con’." (Sáng Thế Ký 46:2-4 RVV11)

Chẳng phải Giô-sép (con trai của Gia-cốp) phải gánh chịu đau khổ trong việc chuẩn bị cho sự kêu gọi của mình sao? Chẳng phải là Đức Chúa Trời đã không ban cho ông một cách khác dễ dàng hơn sao?

Còn Áp-ra-ham, Y-sác, và tất cả các nhà tiên tri gồm có Giăng báp-tít thì sao?

Chẳng phải Chúa muốn Gióp đau khổ sao, mặc dù ông ấy là người toàn hảo, ngay thẳng, luôn tránh xa điều ác, và kính sợ Đức Chúa Trời? Chẳng phải chính Đức Chúa Trời là Đấng đã loại bỏ hàng rào an toàn khỏi Gióp sao? Làm thế nào mà cô có thể nói Đức Chúa Trời không muốn người của Ngài phải chịu khổ? Hãy đọc Gióp 1 và 2; xin đọc toàn bộ cuốn sách và cho chúng tôi biết cô tìm thấy được những gì. Nếu cô là người trung thực, cô sẽ phải thừa nhận rằng học thuyết của cô trực tiếp đến từ địa ngục, đó là một học thuyết của ma quỷ.

Vâng, Đức Chúa Trời thực sự là một Đức Chúa Trời tốt lành, nhưng khái niệm của cô về điều "tốt" đó không phải đến từ Chúa. Đó là một khái niệm chống Đấng Christ của Joseph Prince. Các thánh đồ thật của Chúa được hình thành từ trong một lò lửa của sự phiền não; họ được tạo mới trong hình ảnh Ngài qua sự đau khổ, cô Jennifer à – chứ không phải như những gì mà Joseph Prince giảng dạy. Đau khổ và sự bắt bớ là một phần cần thiết trong kế hoạch của Đức Chúa Trời.

Cô đã theo một kẻ lừa dối thông minh và lôi cuốn, hắn đã cải trang thành một sứ giả của Đức Chúa Trời, và bằng cách giả dối hắn đến trong danh của Đức Chúa Jesus Christ. Cô đã bị lừa bởi một người rất tự hào về bản thân mình, tôn vinh mình trước mọi người và phô trương sự thành công trên đất của mình bằng cách đánh đổi tất cả những gì là tốt đẹp, tôn kính Chúa, thánh sạch, và đúng với lẽ thật.

Cô nghĩ rằng cô sẽ không phải chịu đau khổ khi đã được báp-têm trong Thánh Linh và lửa à?

"Vì muôn vật hiện hữu là do Đức Chúa Trời và vì Đức Chúa Trời, nên khi muốn đem nhiều con cái đến vinh quang, Ngài đã khiến Đấng làm cội nguồn ơn cứu rỗi của họ phải trải qua đau khổ để được toàn hảo là điều thích hợp." (Hê-bơ-rơ 2:10 RVV11)

Đức Chúa Trời là một ngọn lửa thiêu đốt, Kinh Thánh tuyên bố trong Hê-bơ-rơ.

Như với Đấng Christ là Đầu phải chịu, thì do đó với Thân Thể của Ngài, dân sự Ngài, Hội Thánh của Ngài cũng vậy:

1 Phi-e-rơ 4:16-19 RVV11, MKJV
"Trái lại, nếu có ai vì là tín đồ Đấng Christ mà phải chịu khổ thì đừng hổ thẹn; nhưng hãy vì danh ấy mà tôn vinh Đức Chúa Trời. Vì thời kỳ phán xét đã đến, bắt đầu từ nhà Đức Chúa Trời; nếu bắt đầu từ chúng ta thì sự cuối cùng của những kẻ không vâng phục Tin Lành Đức Chúa Trời sẽ thế nào? Và “Nếu người công chính còn khó được cứu rỗi, thì những kẻ bất kính và kẻ có tội sẽ ra sao?” Vậy, những người chịu khổ theo ý muốn Đức Chúa Trời, hãy tiếp tục làm lành và phó thác linh hồn mình cho Đấng Tạo Hóa thành tín.”

Vậy theo cô, sự tử vì đạo (martyrdom) của các thánh đồ có ý nghĩa gì? Rượu vang và hoa hồng chăng? Ăn mặc sang trọng và ở biệt thự lộng lẫy như một "ông hoàng" chăng? Sa-tan đã bức hại các thánh đồ trái với ý muốn của Đức Chúa Trời chăng? Cô đã suy nghĩ sai lệch rồi, Jennifer. Hãy thức tỉnh với thực tế đã định sẵn của Đức Chúa Trời.

"Thật, tất cả những người muốn sống cuộc đời tin kính trong Đấng Christ Jêsus đều sẽ bị bắt bớ [cô sẽ phải chịu khổ]." (2 Ti-mô-thê 3:12 RVV11)

Cô có đang bị bắt bớ không nào? Có phải đó là ý Chúa rằng chúng ta phải sống tin kính trong Đấng Christ Jesus không? Vậy thì đó là ý muốn của Ngài rằng chúng ta phải bị bắt bớ, mặc dù điều đó lại không theo ý của thần tượng của cô là Joseph Prince.

Cô đã viết rất ngây thơ, "[Joseph Prince] thậm chí còn nói trong một bài giảng của mình rằng ông chỉ là một sứ giả, nhưng không phải là Đức Chúa Trời…."

Thực ư? Và cô tin điều ông ấy nói sao? Hãy cho chúng tôi biết, Jennifer, có bao nhiêu người mà Sa-tan mong muốn đánh lừa bằng cách thuyết phục người đó rằng hắn là Đức Chúa Trời? Cô có ý kiến gì về điều này?

"Vì những kẻ như vậy là sứ đồ giả, những kẻ làm công lừa dối, mạo làm sứ đồ của Đấng Christ. Nào có lạ gì, ngay cả Sa-tan cũng mạo làm thiên sứ sáng láng. Vì vậy, những đầy tớ của nó mạo làm đầy tớ của sự công chính thì cũng chẳng lạ gì. Kết cuộc chúng sẽ nhận hậu quả xứng với việc chúng đã làm." (2 Cô-rinh-tô 11:13-15 RVV11)

Không chút mảy may cô nói, "Tôi gần như là một người tin mới", sau đó cô lại nói, "Tôi đã nghiên cứu Kinh Thánh và bài giảng của các nhà truyền giảng trong một thời gian rất dài". Điều đó có nghĩa gì? Một "thời gian rất dài" đối với cô là thế nào? Cô có ý nói rằng mình đã nghiên cứu Kinh Thánh rất lâu trước khi cô bắt đầu có niềm tin chăng? Nếu cô đã biết rằng chúng ta cần có sự hiểu biết đến từ Đức Chúa Trời, vậy thì làm thế nào cô có thể lãnh hội được khi chưa là một người tin và không có Thánh Linh của Đức Chúa Trời ở cùng để giải thích Kinh Thánh cho cô?

Cô đưa ra câu hỏi, "Hơn nữa, làm thế nào khác để ồng Ấy có thu nhập nếu không nhận tiền từ công việc ông đang làm cho Đức Chúa Trời?" Cô muốn nói rằng Prince không thể làm gì khác để kiếm thu nhập sao? Cô có ý nói rằng người ta phải tính tiền công cho việc rao giảng Tin Lành sao? Cô có thể chỉ cho chúng tôi biết bất cứ nơi nào trong Kinh Thánh có nêu rõ rằng tôi tớ Đức Chúa Trời đã yêu cầu trả tiền cho lời giảng dạy thuộc linh của họ, hoặc họ đã xác định để kiếm sống từ việc phụng sự cho Chúa, cho sự rao giảng Lời Chúa, hoặc có một câu Kinh Thánh nào cho thấy rằng họ đã chủ động yêu cầu được nhận tiền thưởng và trông chờ lợi ích đến từ chức vụ của họ không?

Phải chăng điều tốt lành đã xảy đến với tôi tớ của Ê-li-sê, là Ghê-ha-xi, khi ông ta có suy nghĩ như vậy?

2 Các Vua 5:15-27 RVV11
“Na-a-man cùng đoàn tùy tùng trở lại gặp người của Đức Chúa Trời. ồng đến đứng trước mặt Ê-li-sê và nói: ‘Bây giờ, tôi nhận biết rằng trên khắp mặt đất, không có Đức Chúa Trời nào khác ngoài Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên. Vậy xin ông vui lòng nhận món quà của đầy tớ ông.’ Nhưng Ê-li-sê đáp: ‘Tôi chỉ Đức Giê-hô-va hằng sống, là Đấng tôi phụng sự, mà thề rằng tôi không nhận gì cả.’ Na-a-man nài nỉ Ê-li-sê nhận, nhưng ông vẫn từ chối. Cuối cùng, Na-a-man nói: ‘Nếu ông từ chối thì xin cho phép đầy tớ ông mang về số đất vừa sức chở của hai con la. Vì từ nay, đầy tớ ông sẽ không còn dâng tế lễ thiêu và sinh tế cho thần nào khác ngoài Đức Giê-hô-va. Nhưng xin Đức Giê-hô-va tha thứ cho đầy tớ ông điều nầy: Mỗi khi chủ tôi vào đền thờ Rim-môn để thờ lạy thì vịn cánh tay tôi, nên tôi cũng phải quỳ xuống trong đền thờ Rim-môn. Vậy xin Đức Giê-hô-va tha thứ điều ấy cho đầy tớ ông.’ Ê-li-sê đáp: ‘ồng hãy đi bình an.’

Khi Na-a-man rời khỏi Ê-li-sê, đi được một quãng đường thì đầy tớ của Ê-li-sê, người của Đức Chúa Trời, là Ghê-ha-xi nghĩ thầm: ‘Kìa, thầy ta đã dè dặt không chịu nhận món gì của Na-a-man, người A-ram, đã tự tay đem đến. Ta chỉ Đức Giê-hô-va hằng sống mà thề rằng ta sẽ chạy theo để nhận lấy món gì của ông ấy chứ!’ Vậy Ghê-ha-xi đuổi theo Na-a-man. Khi Na-a-man thấy Ghê-ha-xi chạy theo sau mình thì nhảy xuống xe để đón, và hỏi: ‘Mọi việc đều bình an chứ?’ Ghê-ha-xi đáp: ‘Mọi việc đều bình an. Thầy tôi sai tôi nói với ông: "Vừa rồi, có hai thanh niên, là môn đồ của các nhà tiên tri, từ vùng đồi núi Ép-ra-im đến. Xin ông hãy cho họ ba mươi ký bạc và hai bộ quần áo."’ Na-a-man nài nỉ: ‘Xin hãy nhận sáu mươi ký.’ Rồi ông lấy sáu mươi ký bạc và hai bộ quần áo để trong hai cái bao, trao cho hai đầy tớ mình đem đến trước mặt Ghê-ha-xi. Lúc đến ngọn đồi, Ghê-ha-xi lấy hai cái bao khỏi tay họ, đem cất trong nhà mình, rồi cho họ trở về. Ghê-ha-xi vào hầu thầy mình, Ê-li-sê hỏi: ‘Ghê-ha-xi, con vừa đi đâu về?’ Nó thưa: ‘Đầy tớ thầy không đi đâu cả.’ Nhưng Ê-li-sê nói: ‘Khi người ấy xuống khỏi xe để đón con, lòng ta chẳng ở với con sao? Bây giờ có phải là lúc để nhận tiền bạc, quần áo, vườn ô-liu, vườn nho, chiên và bò, tôi trai và tớ gái sao? Vì vậy, bệnh phong hủi của Na-a-man sẽ dính vào con và dòng dõi con đời đời.’ Ghê-ha-xi rời khỏi Ê-li-sê, và bị bệnh phong hủi trắng như tuyết.”

Phải chăng chúng tôi đã có ý nói rằng người của Đức Chúa Trời không nên bao giờ nhận tiền hoặc quà tặng từ những người nghe họ giảng dạy thuộc linh không? Không. Kinh Thánh nêu rất rõ:

1 Cô-rinh-tô 9:7-11 RVV11
“Có ai ăn lương nhà mà đi đánh giặc chăng? Có ai trồng vườn nho mà không ăn trái? Hay có ai chăn bầy súc vật mà không dùng sữa của chúng chăng? Tôi nói vậy, có phải là theo cách người đời không? Luật pháp cũng chẳng nói như thế sao? Vì luật Môi-se có chép: ‘Chớ khớp miệng con bò đang đạp lúa’. Có phải Đức Chúa Trời lo cho bò không? Hay vì chúng ta mà Ngài nói điều đó? Đúng là vì chúng ta mà có lời đó; vì người cày phải cày với hi vọng, người đập lúa phải đập lúa với hi vọng được chia phần. Nếu chúng tôi đã gieo những điều thiêng liêng giữa anh em, thì việc gặt được vật chất từ anh em là việc quá đáng sao?”

Chúng tôi nhận các dâng hiến, nhưng sứ điệp và ví dụ mà Joseph Prince trình bày thì hoàn toàn khác biệt. ồng ấy đã lừa mị cô, và chúng tôi đã chỉ rõ rằng ông ấy là một kẻ lừa dối như thế nào. Cô vẫn không hiểu ra, và tiếp tục đưa ra các quan điểm mà thực sự không phải là vấn đề mấu chốt. Vấn đề là tất cả những gì ông ta làm là làm cho bản thân mình, hoàn toàn độc lập với Đức Chúa Trời, là Đấng mà ông tuyên bố phục vụ, và cô thì mù quáng với điều này. Vâng, ông ấy có nói một số điều đúng, nhưng chẳng phải đó là cách mà Sa-tan hoạt động để đánh lừa, giăng bẫy, và hủy diệt sao? (Hãy đọc The Nature of Deception.)

Phải chăng chúng tôi mong muốn người của Đức Chúa Trời phải là người nghèo khổ đi ăn xin? Đó là một câu hỏi ngốc nghếch đến từ một người nữ không chịu khó học hỏi. Đối với một người tự cho là có một sự hiểu biết từ Chúa, cô chứng minh rất ít đó Jennifer, trong gần như tất cả mọi thứ cô nói ra, đặt câu hỏi, hay khoe khoang. Thay vào đó, chúng tôi luôn mong muốn người nghèo khổ sẽ tin kính Đức Chúa Trời và trở thành thánh đồ của Ngài, và kho báu của họ ở trên Thiên Đàng. Joseph Prince thì dạy rằng khi người nghèo khổ tin Chúa, họ sẽ được định cho sự giàu có thuộc thế gian này.

Bổng nhiên Giăng Báp-tít và tất cả các sứ đồ đều trở thành các giáo sư giả theo như sự dạy dỗ của Prince.

"Nhưng Phi-e-rơ nói: ‘Tôi không có vàng bạc gì cả, nhưng điều tôi có thì tôi cho anh: Nhân danh Đức Chúa Jêsus Christ người Na-xa-rét, hãy đứng dậy và bước đi!’" (Công vụ 3:6 RVV11)

Nếu vậy thì tất cả những người theo họ (các sứ đồ) mà vẫn còn nghèo khổ trong đời này đã bị lừa dối hoặc vô tín chăng, thể theo bài giảng của Joseph Prince? Cô thật là ngốc nghếch đấy, Jennifer, và vì ở trong bóng tối của mình, cô đã uống cạn hết những lời dối trá của một hoàng tử thuộc vương quốc của sự tối tăm!

Cô bảo vệ thần của mình một cách thật sùng bái, "Và tên của ông ấy là hoàng tử (prince) bởi vì Đức Chúa Trời đã nói rằng khi là tín đồ, chúng ta sẽ thuộc về một gia đình các thầy tế lễ Thánh". Phải chăng cô đã đặt tên cho mình là "Bóng Ma Màu Trắng" (có tên là Jennifer) bởi vì cô là người của Chúa? Chẳng phải là ông ấy không kiêu ngạo sao khi đặt tên mình là "Prince – Hoàng tử"? Có lẽ không ồ còn chúng tôi thì nói rằng ông ấy là một tôi tớ thuộc hoàng tử của thế giới này. Điều này mỉa mai chăng rằng ông ấy cần cho các tín đồ của mình biết sự thật về bản thân mình, trong khi ông ấy lại cười nhạo sự ngây thơ và dễ tin của cô?

Cô nói, "Dựa vào sự phán xét bởi con người của ông, và rõ ràng là không có sự nghiên cứu đầy đủ, ông đã đánh giá ông ấy là gian ác". Cô cáo buộc chúng tôi đánh giá dựa vào bề ngoài, đó là cách cô phán xét chúng tôi. Làm như thế có tốt đẹp hay khôn ngoan không? Làm thế nào mà cô biết chúng tôi không đánh giá bằng sự phán xét công chính? Làm thế nào mà cô biết chúng tôi đã không phân biệt bởi Thánh Linh của Đức Chúa Trời, trong khi cô thì đánh giá bởi bề ngoài, ví dụ như cô tin vào sự liêm chính của Prince khi ông ấy nói rằng ông không phải là Đức Chúa Trời? Cô không biết được, nhưng chúng tôi biết.

Đây chính là bằng chứng từ môi miệng cô:

"Nhưng nếu ông ấy thực sự đúng? Đức Chúa Trời sẽ cảm thấy như thế nào?" Cô không biết, có đúng không? Không thực sự biết mới phải? Hãy thừa nhận điều này. Tuy nhiên, cô nên biết; vì sự sống đời đời của cô, cô cần phải biết, và nếu cô có Thánh Linh Chúa, cô sẽ biết được.

Nếu cô có sự hiểu biết, cô không thể nói những điều cô đã nói về Chúa, về chính mình, về Joseph Prince, hay về Kinh Thánh. Cô đang ở trong bóng tối nhưng cô lại tưởng rằng đó là ánh sáng. Cô tiếp tục vạch trần chính mình:

"1) Sự giảng dạy của họ có thể là đúng đắn với quan điểm của Chúa, trong trường hợp này tôi sẽ tham khảo ý kiến của Đức Chúa Trời về điều đó."

Một, cô nói rằng "sự giảng dạy của họ có thể là đúng" cho thấy cô không biết chắc lắm.

Hai, cô nói rằng cô sẽ tham khảo ý kiến của Đức Chúa Trời. Vậy tại sao cô không làm? Sự thật là cô không biết bởi vì cô đã không nghe được tiếng Chúa phán.

Cô nói, "2) Nếu nhỡ những điều này là đúng, thì tôi chẳng khác nào đang đánh đòn thân thể của Đức Chúa Trời / Đấng Christ."

Vì là mệnh đề "Nếu" cho nên cô không thể phân biệt được giữa thiện và gian ác, Cô không thể biết được ai là anh em giả mạo và ai là chân thật ồ đâu là Thân thể Đấng Christ và đâu là hội thánh tà dâm – và do đó cô không dám quở trách công việc của bóng tối. Và vấn đề sẽ thế nào khi đánh đòn Thân Thể của Đức Chúa Trời? Chẳng phải chúng tôi có cơ sở khi nêu rằng Ngài thực hiện điều đó với tất cả những ai mà Ngài nhận làm con cái Ngài sao, họ chính là những người làm nên Thân Thể của Ngài? Nhưng điều cô thực sự muốn nói là cô e sợ sẽ buộc tội lầm, đúng như điều cô đang làm với chúng tôi.

Cô muốn tin những kẻ nói dối, chỉ trong trường hợp họ không nói dối mà thôi, có đúng không nào? Cô muốn tự bảo hiểm cá cược của cô. Cô không phải là một người thánh hay con gái của Đức Chúa Trời; Cô là một người thích cá cược và là người cơ hội. Cô chưa bao giờ nghe nói rằng không chỉ cô có thể biết được ai là giáo sư thật, mà cô còn cần phải biết rõ, vì sự sống trong cõi đời đời của mình sao?

Ma-thi-ơ 7:15-23 RVV11
“Hãy đề phòng bọn tiên tri giả, là những kẻ đội lốt chiên đến với các con, nhưng bên trong là muông sói hay cắn xé. Các con nhận biết họ nhờ bông trái của họ. Nào có ai hái trái nho nơi bụi gai, hoặc trái vả nơi bụi tật lê bao giờ? Vậy, nếu cây lành thì sinh trái lành; còn cây độc thì sinh trái độc. Cây lành không thể sinh trái độc, còn cây độc cũng không sinh trái lành được. Bất cứ cây nào không sinh trái lành, thì bị đốn và ném vào lửa. Như thế, nhờ bông trái, các con sẽ nhận biết được chúng. Không phải bất cứ ai nói với Ta: ‘Lạy Chúa, lạy Chúa’, đều được vào Vương Quốc Thiên Đàng đâu; nhưng chỉ người nào làm theo ý muốn của Cha Ta ở trên trời mà thôi. Vào ngày ấy, nhiều người sẽ thưa với Ta: ‘Lạy Chúa, lạy Chúa! Chúng con đã chẳng từng nhân danh Chúa nói tiên tri, nhân danh Chúa đuổi quỷ, nhân danh Chúa thực hiện nhiều phép lạ đó sao?’ Khi ấy, Ta sẽ phán rõ ràng với họ rằng: ‘Hỡi những kẻ làm ác, hãy lui ra khỏi Ta, Ta chẳng hề biết các ngươi bao giờ!’

Khi một người ở trong sự chẳng tin [ở trong niềm tin giả mạo mà không có Thánh Linh], mặc dù người đó nghiên cứu Kinh Thánh ngày đêm trong nhiều năm, vẫn không gặt hái được gì cả. Nó cũng giống như là cô chưa bao giờ đọc Kinh Thánh vậy; niềm tin giả mạo của cô đang giữ chặt cô trong bóng tối. Cô đang ở trong sự ham muốn của xác thịt, sùng bái thần tượng, và dại dột. Hoàng tử của thế giới này đang tìm mọi cách để trói buộc cô.

"Trong bọn họ có những kẻ lẻn vào nhà người ta, quyến dụ những phụ nữ sa đọa trong tội lỗi, bị đủ thứ dục tình thôi thúc, học hoài mà không bao giờ nhận biết chân lý [lẽ thật]." (2 Ti-mô-thê 3:6-7 RVV11)

Cô là một "tín đồ tương đối mới", nhưng cô đã "nghiên cứu Kinh Thánh và lời giảng của các nhà truyền giảng trong một thời gian rất dài". "Học hoài mà không bao giờ nhận biết chân lý [lẽ thật]". Cô không biết. Nhưng chúng tôi biết được, bởi vì chúng tôi đã đi qua lửa của lò luyện sắt; chúng tôi đã phải chịu đựng và chịu khổ vì Ngài, và nhờ vào sự đau khổ này, mà chúng tôi đã được đến với sự nhận biết Lẽ Thật trong Ngài.

Cô không phải chịu đựng, cô cũng chưa bao giờ được học từ người của Đức Chúa Trời, để được nhận giáo lý chân chính của Chúa từ những người chăn thật. Cô không hề biết Chúa; cô đang nghe lời của một vị chúa giả mạo.

Cô nói, "3) Nếu như sai trật, vậy thì không phải là lỗi của họ, vì Kinh Thánh dạy rằng tất cả loài người đều dễ vướng vào điều ác khi không có Đức Chúa Trời."

ồi, sao cô lại mạnh dạn nói như vậy! Cô đã bao giờ đọc Kinh Thánh mà không có các bức rèm che không? Kinh Thánh có đầy dẫy các ví dụ và sự răn dạy để quở trách các công việc của bóng tối, để trách phạt những kẻ không kính sợ Đức Chúa Trời (dù họ có là người tin hay không), và khuyên dạy dân Chúa không được kết giao ước với những người không tin, nhưng cô không cảm nhận được điều gì trong đó cả.

Với giáo lý của cô (mà chúng tôi có thể dễ dàng thấy là đến từ Prince, đó là tâm lý, sự dịu dàng, và cú chạm lôi cuốn của Prince đánh trên số đông quần chúng thờ ơ), cô bỏ qua bất kỳ tùy chọn nào về sự sửa dạy và trách phạt.

Học thuyết của cô sẽ không cho phép Phi-e-rơ sửa dạy Si-môn (một người tin và sau đó được báp-têm ồ Công Vụ 8:18-22)

Học thuyết của cô sẽ không cho phép Phao-lô nói điều này, "Nhưng nếu có ai, dù là chính chúng tôi hay thiên sứ từ trời, truyền cho anh em một tin lành khác với Tin Lành chúng tôi đã công bố thì người ấy đáng bị rủa sả." (Ga-la-ti 1:08 RVV11, MKJV)

Cô sẽ không cho phép Phao-lô quở trách Phi-e-rơ về điều sai quấy của ông với người Do Thái và dân ngoại (Ga-la-ti 2:11-16)

Cô cũng sẽ không cho phép Giăng báp-tít nói điều ông đã nói với đoàn dân:

"Vì thế, Giăng nói với đoàn dân đến để ông làm báp-têm rằng: “Hỡi dòng giống rắn độc kia, ai đã báo cho các người biết để chạy trốn cơn thịnh nộ sắp đến?" (Lu-ca 3:7 RVV11)

Và cô chắc chắn sẽ không cho phép Chúa Jesus nói với những người Pha-ri-sê và thầy dạy luật những điều Ngài đã nói trong Ma-thi-ơ 23. Cô có thể nói, "Vâng, đó là Chúa Jesus mà! Tôi không phải là Ngài! Tôi nghĩ mình là ai chứ?" Chúng tôi xin lặp lại lời của Ngài phán dạy chúng tôi, mà cô chưa bao giờ được nghe nói với chính mình:

"Ngài lại nói với họ: ‘Bình an cho các con! Như Cha đã sai Ta thể nào, Ta cũng sai các con thể ấy.’ Nói xong, Ngài hà hơi trên họ và nói: ‘Hãy nhận lãnh Thánh Linh. Nếu các con tha tội cho ai thì tội của người ấy sẽ được tha; nếu các con cầm tội ai lại thì tội của người ấy sẽ bị cầm lại’." (Giăng 20:21-23 RVV11)

Chúng tôi được ban cho để hiểu và đối phó với tội lỗi của người khác và tha hay cầm tội họ lại. Bây giờ chúng tôi đối phó với tội của cô.

Cô có thể tin rằng cô thuộc về gia đình thánh gồm các thầy tế lễ và những người tin, nhưng cô chưa bao giờ nhận được Thánh Linh của Ngài và nghe được những lời đó, đúng không? Không, cô không hề. Cô chưa bao giờ được thử nghiệm với muối và lửa.

Hãy thừa nhận điều này. Hoàn toàn không hề là một vấn đề khi cô biết rất ít hoặc không biết gì. Chúng tôi không lên án hoặc kết tội cô vì điều đó. Vấn đề của cô là cô đã nói như thể cô biết rõ điều mình nói trong khi cô không hề biết gì. Chẳng phải Chúa Jesus đã quở trách những người như vậy sao?

"Đức Chúa Jesus đáp: ‘Nếu các ngươi mù thì không có tội gì, nhưng vì các ngươi nói ‘chúng tôi thấy’ nên tội các ngươi vẫn còn’." (Giăng 9:41 RVV11)

Tuyên bố là thấy và hiểu, nhưng cô đã viết trong sự ngờ nghệch và thiếu hiểu biết:

"4) Dù sao thì mỗi người tín đồ chân thật cũng sẽ được kéo đến với Đức Chúa Trời, trừ khi Đức Chúa Trời quá yếu đuối đến nỗi Ngài không thể kêu gọi những người Ngài yêu thương, mà Ngài thì không phải như vậy."

Các tín đồ chân chính đã được Đức Chúa Trời kéo đến, nếu không họ sẽ không là tín đồ chân thật. Cô bị nhầm lẫn rồi. Và chẳng phải Đức Chúa Trời đã không gửi tôi tớ của Ngài đi ra giảng dạy Lẽ Thật sao, để nhờ tin vào lời dạy đó mà người ta được đưa đến sự cứu rỗi?

"Nhưng họ chưa tin Ngài thì kêu cầu sao được? Chưa nghe nói về Ngài thì làm thể nào mà tin? Không có người rao giảng thì nghe cách nào? Nếu chẳng có ai được sai đi thì làm sao rao giảng? Như có lời chép: “Bàn chân của những người truyền rao Tin Lành thật xinh đẹp biết bao!”" (Rô-ma 10:14-15 RVV11)

Chẳng phải Đức Chúa Trời đã không quở trách và sửa trị dân Ngài thông qua tôi tớ Ngài sao? Cô đã nhận được Kinh Thánh của mình ở đâu vậy? Cô đã nhận nó từ hoàng tử của thế giới này, đó là kẻ đã lừa dối cô thông qua tôi tớ hắn là Joseph Prince.

Cô tự hào rằng cô đang "rất hòa điệu với Thánh Linh". Nếu vậy làm sao cô có thể tuyên bố như vậy trừ khi cô hoàn toàn ở trong sự tự xưng công chính? Cô sai rồi, Jennifer, và Chúa đã mang cô đến đây cho chúng tôi để cô có thể nghe thấy lẽ thật của Đức Chúa Trời.

Cô hùng hồn dạy dỗ các trưởng lão và quở trách chúng tôi mà không hề có thẩm quyền, kiến thức, sự hiểu biết cũng như không biết rõ điều cô đang làm. Cô nghĩ mình là một người nữ trưởng thành và tin kính Chúa, nhưng sự thật là cô rất xấc xược, tự cho là mình đúng, nhưng thiếu hiểu biết, và cao ngạo. Cô chưa bao giờ học được gì từ Chúa như cô thầm nghĩ. Cô cần phải xé quần áo của mình, mặc đồ vải thô, đội tro trên đầu, nhịn ăn và cầu nguyện.

Cô cần phải xưng tội và ăn năn về niềm tự hào và ham muốn của cô, mà các thói đó đã dẫn cô đi đến tôn thờ một con người thay vì Đức Chúa Trời. Cô làm điều này trong khi lại tuyên xưng danh Đấng Christ làm cho sự việc thậm chí tệ hơn, bởi vì cô đang dùng Tên của Ngài một cách vô ích. Đối với điều này cô không được xem là vô tội, như Điều Răn Thứ Ba trích dẫn.

Thật là một điều tốt khi cô đi ra khỏi Công Giáo, nhưng không tốt cho lắm nếu cô tránh việc thờ một con người (Giáo Hoàng của Rome) chỉ để rồi lại đi thờ một con người khác (Hoàng tử của thế giới này). Vâng, cô thật sự thờ phượng Joseph Prince, cho dù cô có biết điều này hay là không.

Tuy nhiên, hãy để ngọn lửa của Đức Chúa Trời tẩy sạch và giải thoái cô khỏi sự thờ phượng thần tượng của cô. Điều đó sẽ đến khi thời gian của cô đến, và chắc chắn như mặt trời mọc và lặn mỗi ngày. Và thời điểm đó bắt đầu từ ngày hôm nay bằng Lời Chân Lý của Ngài mà chúng tôi đang nói với cô, giống như lửa nóng cháy vậy.

Victor và Paul

Phần 2

Victor đã viết cho những người nhóm lại cùng với chúng tôi:

Chúc ngày Sa-bát tốt lành đến tất cả mọi người!

Cô Mariko viết: "Tôi thường tự hỏi, liệu tôi sẽ bước đi được đến cùng như những gì hứa hẹn chăng, nhưng thật là khích lệ khi biết rằng mọi việc sẽ đi đến sự kết thúc. Trong lúc này, tôi chỉ cố gắng làm bất cứ điều gì là cần thiết và tận hưởng những gì tôi đang làm. Cảm ơn, Chúa cho lòng thương xót của Ngài. Ngợi khen Chúa!"

Mariko, có lẽ khi cô viết những lời này, "tôi chỉ cố gắng làm bất cứ điều gì là cần thiết và tận hưởng những gì tôi đang làm", cô có ý muốn nói về sự chấp nhận và cảm tạ; Tuy nhiên tôi muốn giải thích rõ hơn vì lợi ích của mọi người ở đây bởi vì thật là quan trọng để phân biệt sự khác biệt.

Chúa là Đấng thành tín và Ngài sẽ đưa dắt tất cả những người chịu đựng, chứ không phải tận hưởng, đi vào sự kết thúc, vào Miền Đất Hứa của Sự Nghỉ Ngơi. Đó là điều tốt đẹp và tôi muốn nói rằng, thật cần thiết để chúng ta tạ ơn Đức Chúa Trời, không chỉ cho lòng thương xót của Ngài và khi Ngài “chẳng từ chối điều tốt lành nào cho những người sống cuộc đời trọn vẹn" (Thi Thiên 84:11), nhưng hãy cảm tạ Chúa về tất cả mọi thứ, bao gồm cả những điều mà chúng ta phải chịu đau khổ, và đừng tận hưởng nhưng phải chịu đựng. Có một điều chắc chắn là Chúa không muốn cô thường xuyên ở trong sự đau khổ (là điều Đức Chúa Trời cấm kỵ), nhưng Ngài cũng không dự định rằng tất cả những ai được Ngài nhận làm con, sửa dạy, và uốn nắn để tận hưởng tất cả mọi thứ.

Các thánh đồ như A-bên, Nô-ê, Sem, Hê-nóc, Áp-ra-ham, Sa-ra, Y-sác, Rê-bê-ca, Gia-cốp, Lê-a, Ra-chên, Giô-sép, Giu-đa, Ru-bên, và người con trai khác của Gia-cốp, Môi-se, Đa-vít, Gióp, Đa-ni-ên và ba người bạn của ông – Ha-na-nia , A-xa-ria và Mi-sa-ên ồ những con cái của Y-sơ-ra-ên làm nên một quốc gia xét trên tổng thể, mỗi một người quan xét và các nhà tiên tri, Giăng Báp-tít, tất cả các sứ đồ và các thánh đều đã trải qua thời gian rất khó khăn, họ không được dự kiến để tận hưởng.

Thậm chí Sa-lô-môn đã thấy gì về nhiều điều trong thế giới này? Vấn đề của sự tận hưởng chăng?

"Hư không của sự hư không, Hư không của sự hư không! Tất cả đều hư không." (Truyền đạo 1:2 RVV11)

"Ta đã quan sát mọi việc xảy ra dưới ánh mặt trời; kìa, tất cả đều hư không theo luồng gió thổi." (Truyền đạo 1:14 RVV11)

"Ta tự nhủ: ‘Nầy, ta sẽ thử điều vui sướng và nếm mùi hạnh phúc!’ Kìa, điều đó cũng là hư không." (Truyền đạo 2:1 RVV11)

"Rồi ta ngẫm nghĩ mọi việc tay mình đã làm, và những lao khổ mình đã chịu để làm các công việc ấy; kìa, mọi điều đó là sự hư không, theo luồng gió thổi, và chẳng ích lợi gì cả dưới mặt trời." (Truyền đạo 2:11 RVV11)

Chúng ta phải biết rằng Chúa, các tiên tri và môn đồ Ngài không bao giờ có một lần nào lãnh đạo hoặc dự kiến cho bất kỳ thánh đồ nào để nhằm tận hưởng bản thân. Hãy suy ngẫm về điều đó. Hãy lấy Phi-e-rơ, Giăng, Ê-tiên, Gia-cơ, Phao-lô, và Si-la làm ví dụ điển hình:

Chúa Jesus đã nói với Phi-e-rơ: "Thật, Ta bảo thật con, khi còn trẻ, con tự mình thắt lưng lấy, muốn đi đâu thì đi; nhưng lúc già, con sẽ đưa tay ra, để người khác thắt lưng cho và dẫn con đi đến nơi mình không muốn." (Giăng 21:18 RVV11)

Với các sứ đồ:

Công Vụ 5:40-42 RVV11
“Họ gọi các sứ đồ trở vào, sai đánh đòn và cấm lấy danh Đức Chúa Jêsus mà giảng dạy, rồi thả hai ông ra. Vậy, các sứ đồ rời khỏi Hội đồng, vui mừng vì họ đã được kể là xứng đáng chịu nhục vì danh Chúa. Hằng ngày, trong đền thờ hoặc từ nhà nầy sang nhà khác, các sứ đồ cứ tiếp tục dạy dỗ và rao truyền Tin Lành của Đức Chúa Jêsus là Đấng Christ.”

Với Ê-tiên: Công Vụ 7.

Với các thánh đồ và Phao-lô:

Công Vụ Các Sứ Đồ 9:13-16 RVV11
"A-na-nia thưa: ‘Lạy Chúa, con có nghe nhiều người nói người nầy đã làm hại biết bao thánh đồ của Ngài ở Giê-ru-sa-lem. Bây giờ người ấy ở đây, có trọn quyền của các thầy tế lễ cả ủy thác để bắt trói tất cả mọi người cầu khẩn danh Ngài.’ Nhưng Chúa phán: ‘Hãy đi, vì Ta đã chọn người nầy làm một công cụ cho Ta để đem danh Ta đến cho các dân ngoại, các vua, và con dân Y-sơ-ra-ên; Ta lại sẽ cho người ấy biết phải chịu khổ vì danh Ta đến mực nào’."

Với Gia-cơ và Phi-e-rơ:

Công Vụ 12:1-4 RVV11
“Đang lúc ấy, vua Hê-rốt ra tay bức hại một số người trong Hội Thánh. Vua dùng gươm giết Gia-cơ là anh của Giăng; Khi thấy điều đó vừa lòng người Do Thái, vua cũng sai bắt Phi-e-rơ nữa. Bấy giờ là những ngày lễ Bánh Không Men. Vua bắt Phi-e-rơ bỏ vào ngục, giao cho bốn toán lính thay phiên canh giữ, và định sau lễ Vượt Qua sẽ đem ra xử trước dân chúng.”

Ngay cả những thiên sứ mạnh mẽ nhất, và cao trọng nhất trong thẩm quyền ở trên Thiên Đàng cũng phải chịu đựng (Giu-đe 1:9). Và Chúa Jesus, Hình Ảnh Đại Diện Vinh Quang của Đức Chúa Trời, là một gương toàn hảo cho các thánh đã phải chịu khổ hơn ai hết, thay mặt cho chúng ta. Làm thế nào mà sự toàn hảo của Ngài được đầy trọn? Phải chăng bằng cách tận hưởng?

Hê-bơ-rơ 5:7-9 RVV11
“Khi còn sống trong thân xác, Đấng Christ đã lớn tiếng dâng những lời cầu nguyện và nài xin đầy nước mắt lên Đấng có quyền cứu mình khỏi chết; và bởi lòng thành kính, Ngài được nhậm lời. Mặc dù là Con, Ngài cũng đã học tập vâng lời qua những khổ đau mình đã chịu; và khi đã hoàn tất, Ngài trở nên cội nguồn của ơn cứu rỗi đời đời cho mọi người vâng lời Ngài.”

Phao-lô và Silas đã giảng cho các thánh đồ về điều gì?

“Khi hai sứ đồ đã rao truyền Tin Lành trong thành đó và môn đồ hóa nhiều người thì trở về Lít-trơ, I-cô-ni, và An-ti-ốt. Hai ông làm vững lòng các môn đồ, khích lệ họ giữ vững đức tin, và bảo rằng: ‘Chúng ta phải trải qua nhiều nỗi gian lao mới vào được Vương Quốc Đức Chúa Trời‘.” (Công Vụ 14:21-22 RVV11)

Và điều gì đã xảy đến cho Phao-lô và Si-la?

Công Vụ 16:19-24 RVV11
“Nhưng khi các chủ nàng thấy chẳng còn hi vọng kiếm lợi được nữa liền bắt Phao-lô và Si-la, kéo đến quảng trường nộp cho nhà cầm quyền. Khi dẫn đến trước các quan tòa, họ tố cáo: ‘Những người nầy là người Do Thái gây rối loạn thành phố chúng ta, dạy dỗ các phong tục mà chúng ta không thể chấp nhận hay thực hành, vì chúng ta là người Rô-ma.’ Đoàn dân cũng nổi lên chống hai ông; các quan tòa ra lệnh xé áo và đánh đòn hai ông. Sau khi đánh đòn, họ tống giam hai ông và dặn viên cai ngục phải canh giữ nghiêm ngặt. Được lệnh ấy, viên cai ngục giam hai ông vào ngục tối và cùm chân lại.

Phải chăng chúng ta nên hướng lòng về sự tận hưởng, hay là về việc chấp nhận hoàn cảnh của chúng ta và dâng sự cảm tạ lên cho Chúa? Dưới đây là hành động của Paul và Sila trong tình huống thử thách của họ:

“Khoảng nửa đêm, Phao-lô và Si-la đang cầu nguyện và ca ngợi Đức Chúa Trời; các tù nhân đều lắng nghe.” (Công Vụ 16:25 RVV11)

Tôi tin rằng trong tuổi già của mình, sứ đồ Giăng đã bị lưu vong trên đảo Pát-mô, là một hòn đảo dành cho kẻ bị ruồng bỏ và các tù nhân. ồng ấy thích điều này chăng? Không hề, nhưng chúng tôi tin rằng ông đã chấp nhận hoàn cảnh và tạ ơn Chúa.

Chúng tôi có chứng cứ viết bởi một tác giả Do Thái về những gì đã xảy ra với nhiều người trong số các thánh đồ. Hãy đọc Hê-bơ-rơ 11 và tự hỏi mình xem các thánh đã tận hưởng hay họ đã chịu đựng; cho dù đó là những người, hoặc đã chinh phục tình huống bởi sự đổ máu của thanh kiếm, giống như Đa-vít, hoặc họ đã bị đàn áp, trải qua nhiều nỗi gian lao bắt bớ, và thậm chí bị giết hại.

Trong phần kết, Sa-lô-môn đã nói cái gì là chìa khóa của cuộc sống? Tận hưởng bản thân ư?

“Lời kết luận cho tất cả những gì đã nghe trên đây là: Hãy kính sợ Đức Chúa Trời và tuân giữ các điều răn của Ngài, đó là phận sự của con người. Vì Đức Chúa Trời sẽ đem ra xét xử mọi việc, kể cả những việc kín giấu, dù thiện hay ác.” (Truyền Đạo 12:13-14 RVV11)

Đây là một bài Thi Thiên cho thấy quan điểm đúng đắn của tác giả về sự vui mừng trong Chúa (không giống như là sự tận hưởng) và sự cảm tạ bởi đức tin, mặc dù phải trải qua đau khổ:

Thi Thiên 30:1-12 RVV11
1/ Đức Giê-hô-va ôi! Con tôn cao Ngài vì Ngài nâng con lên,
không cho phép kẻ thù vui mừng vì con.
2/ Giê-hô-va Đức Chúa Trời của con ôi! Con kêu cầu với Ngài
và Ngài đã chữa lành con.
3/ Lạy Đức Giê-hô-va, Ngài đã đem linh hồn con khỏi âm phủ [địa ngục],
và gìn giữ mạng sống con để con không xuống mồ.
4/ Hỡi các thánh của Đức Giê-hô-va, hãy ca ngợi Ngài.
và cảm tạ danh thánh của Ngài.
5/ Vì cơn giận của Ngài chỉ trong chốc lát,
còn ân huệ của Ngài hằng có trọn đời.
Sự khóc lóc đến trọ ban đêm,
nhưng buổi sáng liền có sự vui mừng.
6/ Về phần con, trong lúc thịnh vượng con có nói rằng:
“Ta chẳng hề rúng động.”
7/ Lạy Đức Giê-hô-va, nhờ ơn Ngài,
núi của con được lập vững bền.
Nhưng khi Ngài ẩn mặt,
thì con liền bối rối.
8/ Đức Giê-hô-va ôi! Con đã kêu cầu
và nài xin với Ngài rằng:
9/ “ Làm đổ huyết con, khiến con xuống mồ
thì có ích gì không?
Bụi tro sẽ ca ngợi Chúa ư?
Nó sẽ truyền rao sự thành tín của Ngài được chăng?
10/ Đức Giê-hô-va ôi! Xin lắng nghe và thương xót con;
Đức Giê-hô-va ôi! Xin giúp đỡ con.”
11/ Ngài đã đổi nỗi buồn rầu của con ra hoan lạc,
Ngài mở áo tang con
và thắt lưng con bằng sự vui mừng.
12/ Vì thế, linh hồn con ca ngợi Chúa và không nín lặng.
Lạy Giê-hô-va Đức Chúa Trời của con, con sẽ cảm tạ Chúa đến đời đời.

Victor Hafichuk

Bấm vào ĐÂY để xem các bài viết tiếng Việt.

Subscribe
Notify of
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

Provide your email if you would like to receive periodic correspondence from us.



0
You can leave a comment herex
()
x